Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 10


3 tháng

trướctiếp

Kiều Vi quan sát những người cô gặp được dọc trên đường đi, cô dần hiểu tại sao Nghiêm Lỗi lại âm dương quái đến vậy khi cô nói đến chuyện quần áo.

Bản thân vải tổng hợp không chỉ hiếm mà còn là mặt hàng xa xỉ. Hơn nữa lúc cô ở tỉnh thành thì quả thực không nhận ra, nhưng đến khi quay về thị trấn mới thấy nhiều người vẫn mặc quần áo dệt thủ công cũ, thậm chí còn có miếng vá.

Kiều Vi cũng thấy rất nhiều phụ nữ trung niên khác mặc áo dài vạt chéo kiểu cũ.

Chẳng trách nguyên chủ không thích nơi này, thị trấn cũng không khác gì quê nhà ở thôn xóm, mà điều nguyên chủ hướng tới lại là đô thị rộng mười dặm có nhiều người nước ngoài mà bà nội thiên kim gặp nạn từng miêu tả với cô.

Dưới góc nhìn của một người hiện đại như Kiều Vi, điều này không có gì sai.

Nhưng nó thực sự không phù hợp với thời đại, khiến cho cuộc sống và hôn nhân của nguyên chủ trở nên khốn khổ cực kỳ.

Hy vọng kiếp sau cô ấy có thể sinh ra ở một thời đại phù hợp với chính mình.

Trong căng tin của đại viện có người nhưng không đông lắm. Chắc là do hôm nay Kiều Vi ngủ dậy khá muộn nên phần lớn mọi người đều đã ăn cơm xong từ sớm rồi.

Kiều Vi đi tới quầy trả tiền mua hai bát hoành thánh và hai cái quẩy. Hoành thánh mười xu một chén, quẩy 3 xu tiền một cái. Nhưng phải có phiếu cơm và phiếu thịt.

Kiều Vi mở ví ra, hơi khựng lại, nếu tính như vậy, hai mươi ba mươi tệ trong ví của cô tương đương với mấy ngàn tệ ở đời sau. Lúc này sự hiểu biết về tiền bạc của cô cuối cùng cũng chạm tới hiện thực, có cảm giác chân thật hơn.

Điểm khác biệt so với thời đại sau là phải đưa phiếu. Kiều Vi không biết nên đưa bao nhiêu nên đặt một lúc hai ba cái lên quầy. Cô gái thu ngân kỳ quái liếc cô một cái rồi lấy hai tờ phiếu đi.

Kiều Vi đại khái đã hiểu nên dùng bao nhiêu phiếu để đổi.

Cô gái đưa cho cô 4 tấm thẻ có cạnh thô, 2 trong đó có có in dòng chữ "1 bát hoành thánh" và 2 tấm có in "1 cái quẩy". Kiều Vi đưa chúng cho đầu bếp qua ô cửa, đợi một lúc cho đến khi được bọn họ gọi, sau đó cô đi mang hoành thánh và quẩy trở về.

Hoành thánh và quẩy là một sự kết hợp tuyệt vời cho bữa sáng.

So với món hoành thánh cỡ lớn thường thấy ở các nhà hàng thời sau, hoành thánh ở thời này hầu như không có thịt. Nhưng lớp hoành thánh được cuộn lại rất mỏng, giống như con cá vàng có đuôi dài. Hương vị nước súp đã ngấm vào lớp vỏ hoàn toàn nên khi chỉ mới dùng đầu lưỡi nếm qua là dễ dàng tan ngay trong miệng.

Kiều Vi - người hoàn toàn sống nhờ dung dịch dinh dưỡng trước khi chết - thở dài, chỉ cần có bát hoành thánh thơm ngon này thôi, sống cũng thật đáng giá.

Hai mẹ con kết thúc bữa ăn một cách ngon lành. Nghiêm Tương liền hỏi: "Chúng ta về nhà chưa mẹ?"

Kiều Vi lắc lắc chiếc giỏ đan bằng nhựa: “Chúng ta đi mua đồ ăn đi.”

Nghiêm Tương rất quen thuộc với chỗ buôn bán của nông dân nên đã xung phong lắc lư lên trước dẫn đầu. Thời đại này không có thiết bị điện tử, tất nhiên cũng không có tủ lạnh, trái cây tươi và dưa hấu không thể dự trữ được lâu vào mùa hè, về cơ bản mỗi hộ gia đình đều mua đồ ăn trong cùng ngày hôm đó, nhiều nhất là mua đủ cho hai ngày ăn.

Quy mô chợ bán thức ăn nhỏ hơn nhiều so với tưởng tượng của Kiều Vi, chủng loại thức ăn cũng rất đơn điệu, đều là những món phổ biến của miền Bắc, hoàn toàn không có món miền Nam. Chỉ có một quầy bán thịt nên tự nhiên có rất nhiều người xếp hàng chờ mua.

Thanh âm chào hỏi vang lên không ngớt. Địa phương nhỏ nên mọi người đều có quen biết lẫn nhau, chợ bán thức ăn và nhà vệ sinh công cộng đều trở thành địa điểm giao lưu.

Ký ức cho Kiều Vi biết cô phải xếp hàng mua thịt trước, nếu không có thể sẽ hết thịt và không mua được.

Cô dắt Nghiêm Tương đi xếp hàng. Những người khác cũng dắt trẻ con vào trong hàng ngũ, đứa nhỏ không nhịn được liền lắc lư, nhảy nhót hoặc làm ra tạp âm. Về cơ bản các bậc phụ huynh đều nhắm mắt làm ngơ, nếu thấy khó chịu vì tiếng ồn thì họ sẽ đánh con hai cái.

Kiều Vi nhìn lại Nghiêm Tương, so với những đứa bé kia, quả thật Nghiêm Tương rất ngoan, cậu dựa vào bên cạnh cô vô cùng yên tĩnh.

Lúc này, cậu quả thực rất giống với thiếu niên trầm mặc ít nói trong nguyên văn miêu tả.

Như cảm nhận được gì đó, đứa bé đột nhiên ngẩng đầu lên, trông thấy Kiều Vi đang nhìn mình, nó liền cười với Kiều Vi một cái. Đôi mắt sáng ngời cười đến thích thú, hàm răng trắng nhỏ lộ ra.

Nụ cười này quả thật có thể thanh lọc tâm hồn của người trưởng thành.

Kiều Vi dùng sức xoa xoa đầu cậu bé.

Có cô ở đây, cô sẽ không bao giờ để cậu bé đáng yêu như vậy trở thành một thiếu niên u ám nữa.

Thật vất vả mới xếp hàng tới lượt cô, cắt một miếng thịt có cả nạc cả mỡ.

Vì cô đến hơi muộn nên không còn nhiều thịt lắm. Người phía sau còn thấy không vui: “Sao mua nhiều thế? Bao nhiêu người mới ăn hết chỗ này chứ?”

Kiều Vi nhìn miếng thịt, thật sự không nhiều như vậy. Chính vì không có tủ lạnh, cũng không có cách nào bảo quản nên cô mới mua chút ít như vậy.

Cô cười cười: “Về đến nhà tôi còn phải cắt một miếng đem biếu nhà hàng xóm nữa”.

Cô ăn mặc đẹp đẽ, nụ cười dịu dàng tươi sáng, người ở phía sau dù có không vui cũng không tiện nói lại: "Hừ."

Kiều Vi cũng bắt đầu thực sự hiểu sự khan hiếm nguồn cung trong thời đại này.

Lại đi mua thêm một ít rau và trái cây. Nhưng cô dậy hơi muộn, cộng thêm đến nhà ăn ăn sớm nên bỏ lỡ thời gian, sau đó còn đứng xếp hàng dài để mua thịt. Lúc cô muốn mua trái cây thì đã bán hết mất rồi.

Cô không còn cách nào khác đành phải từ bỏ, thầm nhắc nhở bản thân ở thời này vật tư khan hiếm, buổi sáng không thể dậy muộn được, nếu không sẽ không mua được thứ tốt. ( truyện trên app T𝕪T )

Mang theo đồ đạc, cô chậm rãi dắt Nghiêm Tương trở về.

Thực ra đi dạo bên ngoài thế này cũng khá tốt, những ký ức về thị trấn này chậm rãi hiện ra, phơi bày trước mắt, cuốn phim chạy trong đầu cuối cùng cũng trở thành hiện thực.

Đi đi lại lại, cô nhìn thấy cửa hàng bán lẻ của Hợp Tác Xã Cung Ứng Và Tiêu Thụ.

Kiều Vi đến từ thời đại hàng hóa phong phú sau này, vậy nên cô luôn cảm thấy cầm mỗi một miếng thịt sang làm quà cảm ơn thì không ổn lắm, tuy biết ở thời đại này thịt thực sự là đồ quý nhưng vẫn không tránh khỏi cảm thấy nó quá ít.

Dù sao mấy ngày qua một nhà đoàn trưởng Triệu chăm sóc Nghiêm Tương rất tốt. 

Nếu là ở thời đại sau thì ai lại nguyện ý chăm sóc một đứa nhỏ không phải thân thích của mình chứ? Thậm chí người đến họ của hàng xóm ở cách vách là gì cũng không biết.

Cuối cùng Kiều Vi quyết định đến cửa hàng bán lẹ để xem xét. Cửa hàng bán lẻ khá rộng rãi, phòng cũng không hề nhỏ nhưng khi bước vào thì quét mắt một cái là gần như có thể nhìn qua được toàn bộ.

Thực sự không có gì để mua hay đáng mua. Có quá ít loại sản phẩm, thậm chí còn không có cả trái cây và đồ hộp.

Cuối cùng Kiều Vi quyết định mua đường đỏ. Bởi vì cô nhớ tới mẹ từng dạy cô phải uống nước đường đỏ khi còn nhỏ, ở thời này có lẽ đường đỏ là thứ đồ tốt.

May là khi ra ngoài cô đã lấy mỗi loại phiếu một ít, vậy nên cũng có đem theo cả phiếu đường.

Do không biết nên mua bao nhiêu nên cô đã khiêm tốn thỉnh giáo chị gái bán hàng một chút. Người bán hàng nhìn cách ăn mặc của cô và Nghiêm Tương liền biết họ là gia đình quân nhân, nói: “Ba mươi xu tiền đi.”

Vì thế Kiều Vi liền mua ba mươi xu đường đỏ, bọc trong giấy dầu, đặt một mảnh giấy màu hồng lên trên rồi dùng dây nhựa buộc lại.

Sau khi thắt dây xong cô mới thấy Nghiêm Tương đang nhìn với đôi mắt lấp lánh.

Kiều Vi buồn cười, lấy ra một xu đặt lên quầy: “Bán cho đứa nhỏ một ít đi.”

Nhân viên bán hàng mỉm cười, lấy một miếng đường đỏ nhỏ từ quầy hàng nhét vào miệng Nghiêm Tương. Nghiêm Tương vui vẻ cùng Kiều Vi về nhà.

Về đến nhà, Kiều Vi đặt rau xuống, lấy ra hai miếng thịt trong giỏ. Lúc mua thịt cô đã nhờ người bán hàng cắt thành hai miếng. Một bên nhiều mỡ và một bên nhiều nạc.

Kiều Vi nhớ ra hình như ở thời đại này thịt mỡ được xem như ngon hơn thịt nạc, cô không chắc lắm nên hỏi Nghiêm Tương: “Thịt mỡ hay thịt nạc ngon hơn.”

Nghiêm Tương không chút do dự trả lời: “Thịt mỡ ngon, thịt mỡ thơm.”

Vừa nói vừa lắc đầu: “Không ai thích mua thịt nạc cả.”

Kiều Vi nói: “Được rồi, vậy đem miếng này biếu Triệu Đại Đại để cảm ơn bọn họ đã chăm sóc cho Tương Tương nhé.”

Nghiêm Tương mạnh mẽ gật đầu: "Vâng!"

Kiều Vi liền xách miếng thịt và đường đỏ, lại dẫn Nghiêm Tương ra ngoài lần nữa.

Nhà đoàn trưởng Triệu cách đó không xa, chỉ vài bước chân.

Cửa sân mở rộng, Kiều Vi không trực tiếp đi vào mà đứng ở cửa hét lớn: “Có người ở nhà không?”

Có người đáp một tiếng rồi bước ra khỏi phòng. Anh ta khoảng ba mươi tuổi, búi tóc sau gáy, thân hình gầy gò và nước da màu vàng đất.

Nhìn bề ngoài có thể nhận ra người này đến từ nông thôn.

Không có gì hiếm lạ, Nghiêm Lỗi và nhiều đồng đội của anh đều xuất thân từ nông dân binh nghèo. Dựa vào một thân tâm huyết, ý chí phục vụ tổ quốc mới có thể leo lên cấp bậc như ngày hôm nay. 

Đãi ngộ của bộ đội tốt hơn đãi ngộ của công nhân cũng là vì quốc gia có tư tưởng chỉ đạo “Đổ máu nặng hơn đổ mồ hôi”.

Nhiều người ở thế hệ sau chỉ biết đến kháng Mỹ viện Triều mà không biết quốc gia này đã trải qua nhiều cuộc chiến lớn nhỏ do địa chính trị sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Như trên mạng có câu, làm gì có năm tháng tĩnh hảo, chẳng qua là  có người khác đang thay bạn gánh vác trọng trách ở tiền tuyến mà thôi.

“Chị dâu.” Kiều Vi ngọt ngào gọi một tiếng, dẫn Nghiêm Tương vào trong sân.

Nghiêm Tương đặc biệt lễ phép: “Dì Dương.”

"Ôi." Chị Dương dùng tạp dề lau tay rồi đáp: "Tiểu Kiều về rồi. Hai đứa đã ăn sáng chưa? Chị lấy mì cho hai đứa nhé?"

"Không, không cần đâu, bọn em đã ăn rồi." Kiều Vi nói.

Nghiêm Tương lớn tiếng nói: “Dì Dương, bọn con vừa tới đại viện ăn hoành thánh xong.”

"Ăn hoành thánh à." Chị Dương mỉm cười liếc Kiều Vi một cái.

Cái liếc mắt này khiến Kiều Vi có chút khó hiểu.

Cô cũng không thể hỏi lại người ta liếc cô như vậy là có ý gì, chỉ đành gạt nghi ngờ sang một bên, bước tới nhét thịt và đường đỏ vào tay chị Dương.

"Đây là cái gì?" Chị Dương hỏi.

"Đó là đường đỏ." Kiều Vi nói, "Em cũng thật xui xẻo, ở tỉnh thành thì bị bệnh, sốt choáng váng đến mức chỉ quay về tay không chứ chưa kịp mua gì. Cũng chỉ có thể mua cái này ở cửa hàng bán lẻ của Cung Tiêu Xã, đem sang đây cho bọn trẻ uống.”

Chị Dương đẩy vể: “Em đang làm gì vậy?”

Kiều Vi nói: “Em không có ở nhà, Nghiêm Tương lại làm phiền chị dâu mấy ngày nay. Vậy nên em mua ít đồ coi như quà cảm ơn, chị dâu đừng chê mà.”

Chị Dương ngoài miệng nói: “Sao lại xem chị như người ngoài vậy?” Mà trên tay lại không còn dùng sức khước từ. Kiều Vi liền cứng rắn đưa luôn.

Chị Dương mắng cô: "Nhìn em xem, với nhà chị mà lại khách khí cái gì?"

Sau khi nhận quà cảm ơn, cô ấy nắm lấy Kiều Vi nói: “Uống chút nước rồi hẵng đi.”

Kiều Vi liền thuận thế ở lại, đi theo cô ấy ngồi ở chiếc bàn nhỏ dưới mái hiên.

Ở thời đại này, trong nhà không có đồ uống gì, uống miếng nước có nghĩa là thật sự uống nước, chính là nước đun sôi.

Kiều Vi nhân cơ hội đánh giá ngôi nhà này. Sân nhà của đoàn trưởng Triệu khá rộng, trong sân trồng một số loại rau. Nhưng nhà của anh ấy khác với nhà Kiều Vi, vì người đông nên sau khi chuyển đến đây anh ấy đã xây thêm hai phòng. Tự đắp thêm loạn xạ khiến cho bố cục căn nhà có hơi lộn xộn.

Nhưng đất trong sân được giữ gìn khá cẩn thận, trồng nhiều loại rau xanh tươi tốt. Chỉ cần nhìn lướt qua là biết các thành viên trong gia đình đều rất chăm chỉ dọn dẹp.

"Họ hàng em thế nào rồi?" Chị Dương quan tâm hỏi.

Ở thời đại này, giữa hàng xóm với nhau có rất ít sự riêng tư. Cũng may mỗi người đều có sân vườn riêng, không phải sân chung nên không đến mức bị nghe lén ở góc tường.

Nhưng đại lão tỷ này khi gặp mặt nhất định sẽ hỏi thăm, đây lại là chuyện nhân chi thường tình.

Thật ra quan hệ của chị Dương và nguyên chủ cũng không tốt lắm. Cô ấy là phụ nữ nông thôn, còn nguyên chủ tự nhận mình là phần tử trí thức, mặc dù chồng hy vọng bọn họ có thể giao hảo nhưng giữa hai người lại không có điểm chung.

Nguyên chủ đã giao đứa nhỏ cho cô ấy trước khi rời đi, chị Dương ngại giao tình giữa hai người chồng nên không tiện từ chối. Nhưng cũng không có gì thân cận với nguyên chủ.

Bởi vì hôm nay Kiều Vi mang quà đến, đưa tay không đánh má người cười. Cô đột nhiên trở nên hiểu lễ nghĩa như vậy, đương nhiên chị Dương cũng nhiệt tình vui vẻ đối đãi cô.

Vì cuộc sống tương lai của mình, Kiều Vi nhất định phải chùi đít cho nguyên chủ Kiều Vi Vi, áp xuống sự kiện bỏ trốn của cô. Cô lặp lại những lời đã từng dùng để đánh lừa tài xế Trương.

Chị Dương tính cách thẳng thắn, tức giận đập bàn: "Sao họ dám coi thường chúng ta chứ!"

Kiều Vi nói: "Em cũng không phải không nói chồng mình là quân nhân. Chủ yếu là bọn họ không hỏi đến thôi."

Nhân vật mấu chốt trong chuyện lần này là chị Dương, nếu lừa được chị Dương thì mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa.

Kiều Vi có thể thay thế Kiều Vi Vi, bắt đầu một cuộc sống mới.

Chị Dương xuất thân từ nông thôn, vừa nhìn là biết dân quê, khi lên thành phố cũng bị người thành thị coi thường mấy lần, vậy nên đặc biệt đồng cảm với loại chuyện này. Quả nhiên đã bị lừa rồi, cô ấy tức giận đến mức chửi bới, nói ra đều là tiếng địa phương.

"Đừng giận, đừng giận mà. Sau này em không qua lại với họ nữa là được, vốn dĩ cũng chỉ là bà con xa mà thôi." Kiều Vi nhìn quanh rồi nói: "Tiểu Lâm nhà chị đâu?"

Vừa nhắc tới nữ chính Lâm Tịch Tịch, chị Dương liền bắt đầu mở máy hát: "Em gặp qua Tịch Tịch nhà chị rồi nhỉ? Thế nào, con bé này cũng không tệ đúng chứ?"

Giọng điệu của chị Dương có chút tự hào, lộ ra sự yêu thích với đứa cháu gái không cùng huyết thống này.

Nữ chính quả nhiên có hào quang của nữ chính.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp