Hồ Sơ Mật Liên Xô

Loại trừ đối thủ (3)


8 tháng

trướctiếp

Ngay từ thời nội chiến, sự xung đột, va chạm của Trôtxki và Stalin đã xảy ra nhiều lần. Sau khi Lênin mất, sự xung đột, va chạm này trở nên công khai, thù địch nhau, vậy ai là người đầu tiên gây sự? Ai là người quyết tâm đẩy sự căng thẳng trong quan hệ giữa họ ngày càng dâng cao? Các tư liệu của chính giới không thấy đề cập đến vấn đề này. Thần thoại của cái gọi là đấu tranh tư tưởng vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Trước mắt, những động cơ cá nhân, hãy tạm chưa truy xét Tuy nhiên, thời gian gần đây trên báo chí đã đăng nhiều bài viết phá tan sự yên lặng và đạp đổ những giáo điều cũ kỹ.
Giáo sư B.Sirôtkin lần đầu tiên đã mạnh dạn giải thích động cơ âm thầm trong mối quan hệ đối địch không thể điều hòa giữa hai vị lãnh tụ. Việc hai vị lãnh tu, đối địch với nhau chỉ mang lại cho quốc gia những tai họa không thể lường hết mà thôi. Bài viết của Giáo sư có tiêu đề "Phần tử Trôtxki là hạng người thế nào", đó là một lần thử nghiệm hữu ích độc đáo, ông thử đưa ra những đầu mối về quan hệ lẫn nhau của những chi tiết đan xen giữa Stalin và Trôtxki trong những năm giữa thập kỷ 20. Giáo sư nhấn mạnh rằng, đây chỉ là quan điểm của riêng cá nhân giáo sư. Bài viết này có ý nghĩa hơn các bài của chính giới. Vì nếu không làm sáng tỏ chân tướng của các sự việc bên trong Điện Kremli sau khi Lênin mất, thì thật khó lý giải về động cơ mưu sát tại biệt thự ở một thị trấn nhỏ của Mêhicô 10 năm sau đó.
Toàn bộ sự thật đều được bắt đầu từ người hầu như không có tội. Năm 1924, lúc xuất bản tập 3 của tuyển tập Trôtxki, cuốn sách này có tựa đề "1917", tức là năm xảy ra cách mạng tháng 10. Nội dung cuốn sách không có gì đặc biệt. Nhưng cuốn sách đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ. Ngày 26 tháng 11 năm 1924, trên tờ "Sự thật" lập tức có đăng tải 2 bài: Một bài của Camênhép với tựa đề "Chủ nghĩa Lênin hay chủ nghĩa Trôtxki", một bài khác của Stalin với tựa đề "Chủ nghĩa Trôtxki hay là chủ nghĩa Lênin". Tiếp sau hai bài trên còn có nhiều bài báo khác của các tác giả Bukharin Zinôviép và Crúpxkaya... được đăng trên tờ "Sự thật" đã kịch liệt phê phán cuốn sách. Mũi nhọn của những bài phê phán này không chỉ nhằm vào riêng cuốn sách "1917", mà nó còn nhằm vào lời tựa của cuốn sách của Trôtxki với tiêu đề là: "Bài học của cách mạng Tháng Mười". Thái độ của các tác giả này đối với các cuốn sách là như thế nào, từ các tiêu đề của bài viết để phản bác lại phía địch có thể thấy rõ được. Bài viết của Bukharin có tên gọi: "Không nên viết về lịch sử cách mạng Tháng Mười như vậy" còn bài viết của Zinôviép có tiêu đề: "Chủ nghĩa Bônsêvích hay là chủ nghĩa Trôtxki", còn bài viết của Cúpxkaya có tiêu đề: Bàn về "Bài học từ cách mạng Tháng Mười".
Để chứng minh công tác phát triển đảng viên mới, nhân dịp kỷ niệm Lênin, Lep Đavinôvích đã hứa với mọi người như thế nào, ngày 09 tháng 12 năm 1924, tờ "Sự thật" có đăng bức thư của Trôtxki gửi cho Gikhơychơ đề ngày 01 tháng 4 năm 1913, lúc đó Trôtxki đang là một người phản đối Lênin. Trong thư có đoạn viết: "Hiện tại toàn bộ hệ thống chủ nghĩa Lênin đang chứa đầy nhân tố nguy hiểm dẫn đến tự tan rã. Những người công nhân trong một số nhà máy và những người vô sản không biết chữ", sau khi xem đoạn văn này đều giật mình kinh hãi. Từ những tin tức mà Đại hội 14 truyền ra, những người này đã bị hù dọa, và bức thư đã được tìm thấy trong kho lưu trữ, khiến cho nhiều người chưa được rèn rũa bản lĩnh chính trị cảm thấy hoang mang do dự. Họ nhận định rằng, những điều được gọi là"Người sáng lập ra cách mạng tháng Mười" và "Người
anh hùng của cuộc nội chiến" là những lời tự bạch trong cuốn sách của Trôtxki. Trôtxki là một món hàng có giá trị của Mensêvích, là phần tử luôn ngầm chống đối Lênin. Thì ra uy tín của ông ta trong Đảng đã được thổi phồng lên như vậy?
"Cuộc bút chiến" giữa Stalin và Trôtxki đã diễn ra hơn 2 tháng liền. Tháng 01 năm 1925, tại hội nghị toàn thể Trung ương, chủ nghĩa Trôtxki đã bị khiển trách, mọi người nói rằng đây là phiên bản của tinh thần phái dân chủ xã hội ở châu Âu. Hầu hết mọi người trong hội nghị đã nhất trí thông qua quyết nghị này, những ý kiến phản đối chỉ có hai người: X.Racopski và Pytacôp, Zinôviép và Camênhép còn yêu cầu khai trừ Trôtxki ra khỏi Bộ chính trị. Stalin lại đề xuất một ý kiến khác - bãi miễn chức vụ Chủ tịch ủy ban cách mạng nước cộng hòa, và đại đa số đại biểu dự hội nghị đã bỏ phiếu tán thành kiến nghị của Stalin.
Ngày 20 tháng 01 năm 1925, trên báo "Sự thật" có đăng bức thư của Trôtxki nói về việc ông ta bị cưỡng bức từ chức. Bức thư này căn cứ vào nội dung phong phú trong bức thư phản bác tháng 11 năm 1924 với tiêu đề "Sự bất đồng giữa chúng tôi". Nhưng, bức thư đó là để chống trả lại sự trách cứ đối với ông ta. Vào thời điểm đó bức thư không được công bố, nó được lưu giữ trong kho lưu trữ tới 64 năm sau, cho đến mãi năm 1988 nó mới được phát hiện. Năm 1989 Giáo sư B.Sirôtkin lần đầu tiên cho đăng bức thư trên các báo chí Liên Xô, nhưng nội dung cũng bị cắt xén đi nhiều. Khi tuyên bố từ chức Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng, Trôtxki bác bỏ việc gán cho ông ta mọi loại tội danh, nhưng ông ta nói là sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật của Đảng.
B.Sirôtkin viết rằng: "Nguyên nhân thực sự của việc tước bỏ danh hiệu "Người sáng lập ra cách mạng tháng Mười" và "Anh hùng của cuộc nội chiến”, bất kể là lúc đó hay sau đó một thời gian ngắn (sau sự xét xử lẫn lộn trắng đen của những năm 30, lúc đó Trôtxki đã thành "hung thủ” "gián điệp" và "phần tử khủng bố”) cũng không được tuyên bố cho Đảng và nhân dân biết. Trên thực tế thì lúc đó đã xảy ra việc gì vậy? Theo những điều mà chúng ta được biết hiện nay thì Vlađimia I lích đã tha thứ cho hành vi "phi chủ nghĩa Bônsêvích" trước cách mạng háng Mười của Trôtxki. Tưởng rằng sự việc chẳng có gì phức tạp, vì quá trình tranh luận giữa Trôtxki với Gikhơychơ đã kết thúc từ trước, khi ông gửi thư cho với Gikhơychơ. Nhưng vì sao mà Trôtxki và những đối thủ tranh luận khác lại không nghĩ đến bản Di chúc của Lênin.
Có thể trả lời đầy đủ các vấn đề này, khi sự việc nảy sinh ra hay không, trong một chừng mực nào đó có thể trả lời rằng, nó được đề cập đến trong văn kiện của Đảng, đó là căn cứ vào đề nghị của Camênhép. Ngày 21 tháng 11 năm 1924, Ban chấp hành thành ủy Mátxcơua đã thông qua quyết nghị với nội dung như sau: cuốn "Bài học của cách mạng tháng Mười" của đồng chí Trôtxki là một hành động vi phạm thô bạo nghĩa vụ đảng viên, đã được thông qua tại Đại hội 13 và cũng là một tác phẩm xấu làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong Đảng...”

......(Còn tiếp ...)

Vui lòng đăng nhập để đọc tiếp.
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp