Hồ Sơ Mật Liên Xô

Loại trừ đối thủ (4)


8 tháng

trướctiếp

"Người Hà Lan lâm thời" của cách mạng thế giới này lại từ một quốc gia này di cư tới một quốc gia khác. Ông đã từng đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Na Uy... có thời gian còn sống tại Paris. Và sau này ông chuyển đến Mêhicô cho dù ở bất cứ chỗ nào, ông cũng không dừng công việc một phút nào cả. Lượng sách mà ông viết rất lớn, rồi có cả các bài văn, bài phê bình, nhưng điều gây thú vị nhất cho mọi người là những bức thư, nhật ký, ghi chép, tạp lục của ông. Đương nhiên một trong các nhân vật chủ yếu trong các tác phẩm của ông là đối thủ đã giành được thắng lợi trước ông. Trong mọi phương diện, từ lý luận chính trị đến cuộc sống gia đình, Trôtxki luôn chú ý đến kẻ đã giành thắng lợi ở Điện Kremli. Cần phải chỉ ra rằng, đối với các sự việc nằm trong tương lai gần thì Trôtxki có con mắt nhìn thấu được sự việc rất chính xác. Còn nhìn từ góc độ lịch sử thì ông là người không biết nhìn xa trông rộng. Ông là nhà chiến thuật xuất sắc, nhưng không phải là một nhà chiến lược. Stalin trước sau vẫn coi mình là một người bình thường. Do vậy, ông cần được sùng bái.
Sau khi đã thông qua sự phân tích, đánh giá như vậy Trôtxki đã tụt xuống đến mức như một kẻ bịa đặt bình thường. Ông đã từng nói cho Bukharin biết một sự việc vào năm 1924. Lúc đó, tuy Bukharin là người thân cận nhất của Stalin, nhưng Bukharin vẫn giữ được mối quan hệ hữu hảo với Trôtxki. Bukharin đã nói với Trôtxki rằng: "Tôi vừa từ chỗ Khơba trở về, ông có biết là ông ta đang làm gì không? Ông ta bế đứa bé 1 tuổi ở nôi lên, ông ta cầm tẩu thuốc hút rồi thở vào mặt đứa bé...". Trôtxki ngắt lời nói: "Ông nói láo!". Bukharin lập tức phản bác nói rằng:"Đúng tôi nói thực đấy!". Đúng vậy, đó là tôi nói thực. Đứa trẻ lúc đó không chịu được khói thuốc đã khóc ré lên, nhưng Khơba chỉ cười lớn mà nói rằng: "Không vấn đề gì, điều đó làm tăng thêm sự cứng cáp mà...". Bukharin bắt chước rất hài hước động tác giọng nói Grudia của Stalin. Trôtxki nói: "Điều đó chẳng phải là sự dã man của lũ người man rợ hay sao!” Bukharin nói: "Ông lại không hiểu Khơba rồi, ông ta luôn là người như vậy, rất đặc biệt...".
Cũng giống như dự đoán của Trôtxki, Hítle cũng muốn tấn công Stalin, ông ta cũng dự đoán là Stalin muốn kết bè cánh với Hitle thành liên minh khiến người ta phải khiếp hãi. Ngay từ ngày 22 tháng 9 năm 1930, Trôtxki đã viết:"Stalin đã dùng liên minh bán nước xấu xa này để trả giá cho cái hòa bình... mà ông ta không lấy được... Trong mỗi một giai đoạn mới, Hít le lại đòi Mátxcơva phải trả giá cao hơn. Hôm nay Stalin đã giao "Ucraina" cho người bạn Mátxcơva tạm thời bảo quản, ngày mai Hít le sẽ nêu ra vấn đề ai sẽ là chủ nhân của Ucraina. Bất kể là Stalin hay Hít le, họ đã phá bỏ rất nhiều điều ước. Liệu Hiệp ước liên minh mà họ đã ký có thể kéo dài bao lâu?.."
Trước khi chết 10 ngày, Trôtxki có viết một bài cuối cùng, trong đoạn kết của bài viết có nói: "Nê -rô cũng giống như những sản phẩm của thời đại mình. Nhưng sau khi ông ta chết, tượng của ông ta đều bị đập phá hết, mà tên tuổi của ông ta xấu xa đến mức không thể ngửi được. Sự báo thù của lịch sử còn đáng sợ hơn sự báo thù của bản thân Tổng Bí thư".
(Nê -rô: Hoàng đế La Mã (37 -38) năm 54 Công nguyên. Là ông vua tàn bạo, hiếu sắc, nhưng có lòng tự tôn rất cao. Do thi hành chính sách đàn áp nên không được lòng dân, bị các tầng lớp xã hội La Mã phản đối.)
Nhưng, sự báo thù của Tổng Bí thư cũng đã ghê gớm lắm rồi! Tổng Bí thư luôn chú ý đọc các bài báo của Trôtxki đăng trên các tạp chí báo chí trên thế giới. Việc này tuy không vinh quang gì nhưng các bài viết không bao giờ chịu quỳ gối trước kẻ thù hiểm ác nhất này. Theo những điều được biết hiện nay, có bộ phận chuyên môn lựa chọn những bài dịch của Trôtxki được đăng mới nhất. Những bản dịch xong phải đưa ngay cho Stalin 1 bản. Do sợ sự trả thù của Tổng Bí thư. Trôtxki đã phải chịu sự hù doạ đến kinh hồn bạt vía. Để viết ra được những tác phẩm chống Stalin này, Trôtxki đã phải trả một giá rất đắt, bởi vì các bài báo, tác phẩm, thư tịch của Trôtxki đã phải trả bằng sinh mạng của những người thân của Trôtxki ở nước Nga.
Đứa con gái đầu của Trôtxki đã kết hôn với một viên giám ngục năm 19 tuổi. Cô ta và các con sống ở Lêningrát, nhưng sau này cô cũng bị đi đày ở Sibêri, và cuối cùng cô chết trong trại tập trung. Trong lần kết hôn thứ nhất, Trôtxki có 2 người con gái. Khi ông bị đi đày ở Alamutu cô con gái thứ hai là Linna đã bị chết vì lệnh lao. Cô con gái cả bị trục xuất khỏi Liên Xô và đã tự sát ở Đức năm 1933. Chồng của họ đều là những chiến sỹ đã tham gia trong cuộc nội chiến, nhưng sau đó cũng bị chết một cách thê thảm trong trại tập trung.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp