Hồ Sơ Mật Liên Xô

Trên đường rời Kharcốp (3)


8 tháng

trướctiếp

Tiếp đến ngày 10 tháng 04 Trôtxki viết: "Hôm nay (một ngày đầu mùa hạ) khi cùng Natasa lên núi dạo chơi, tôi nhớ tới một lần tôi và Lênin nói về việc xét xử Sa hoàng. Lênin đại thể ngoài việc có xem xét về mặt thời gian ra ("chúng tôi không kịp" xét xử tới cùng, những sự kiện có tính quyết định của tiền tuyến có lẽ còn đến sớm hơn) còn có những xem xét khác có liên quan tới gia quyến Sa hoàng. Dùng phương thức xét xử để trấn áp gia quyến đương nhiên là không thể được. Gia quyến của Sa hoàng là vật hy sinh của việc thay đổi triều đại."
Trong cuốn sách của Trôtxki có lấy lời của Piêsiêtốp ghi trong nhật ký để dẫn chứng, đổ tội giết Sa hoàng lên đầu Sveclốp. Đúng vậy ông ta đã coi Stalin là người đồng mưu với Sveclốp.
Tháng 3 năm 1989, kỷ niệm 70 năm ngày mất của Sveclốp. Trong năm đó không có một sách báo nào đăng bài kỷ niệm Sveclốp. Ngay những tờ báo trước đây hàng năm đều có bài nói về ngày kỷ niệm này, như tờ "Báo Sự thật" cũng không có phản ứng gì. Ví dụ, như đã không còn nhìn thấy những bài viết nào trước đây không lâu vẫn còn ca ngợi là người dũng sỹ can đảm không thể chê trách được, là một nhà hoạt động Bônsevich nổi tiếng, nay quảng đại quần chúng được thấy hàng loạt những bài chê trách và vạch tội Sveclốp không còn thể thống gì nữa. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi, đã biết bộ mặt thật của bản thân Sveclốp và gia đình, không còn giấu giếm che đậy được nữa. Nhất là cuốn "Điện Kremli trong những năm 20" của B.Bachanôp đọc giả càng rõ hơn về tình hình của Sveclốp, gia đình và người thân của ông ta.
Acôp Mikhainnovich Sveclôp sinh ngày 22 tháng 5 năm 1885 tại Sanôpcalôto. Cha ông là Milaim Isilasevich (có tài liệu nói là Môphusa Isilaevich) bố của Sveclốp không phải là thợ điêu khắc như nhiều sách báo đã từng giới thiệu, mà là chủ một cửa hàng điêu khắc. không hiểu tại sao Acôp từ trước tới nay không nói tới tên bố bao giờ.
Anh cả của Acôp là Chinôvích lúc đó, những người công tác bí mật thường đến cửa hàng của ông Sveclốp để khắc dấu giả, để làm giấy tờ giả. Chinôvích do thay đổi tư tưởng không muốn quan hệ với những người công tác bí mật, sau đó anh ta và gia đình cắt đứt quan hệ và bỏ tín ngưỡng Do Thái giáo.
Cha anh thường dùng những lời răn của Do Thái giáo để răn dạy anh. Sau này Chinôvích được Macsimop Goocki nhận làm con nuôi đổi tên thành Chinôvich Phêcôp. Nhưng Chinôvích cũng không muốn có quan hệ với những người cách mạng ở bên cạnh Goocki, tự bỏ đi Pháp và tham gia quân đoàn nước ngoài. Sau đó ít lâu trong tác chiến Chinôvich bị mất một cánh tay. Cha anh biết được tin này liền vội vàng hỏi: "Là cánh tay nào?",
khi nghe thấy là cánh tay phải ông cụ rất sung sướng. Hoá ra theo lời răn của Do Thái giáo, cha mà răn dạy con thì con bị mất cánh tay phải. Sau này Chinôvich Phêcôp vào quốc tịch Pháp tiếp tục phục vụ trong quân đội và lên tới hàm Thượng tướng, hoàn toàn cắt đứt quan hệ với gia đình. Một lần Pachanop đến Pháp gặp Chinovich. Khi Pachanop định giới thiệu tình hình của anh em Chinovich ở Nga. Chinôvich đáp, đó không phải gia đình anh ta, và không muốn biết bất cứ cái gì có liên quan đến anh em anh ta.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp