Hồ Sơ Mật Liên Xô

Trên đường rời Kharcốp (2)


8 tháng

trướctiếp

"... Mỗi ngày Toà án cách mạng xử năm mươi vụ án... phần lớn đều bị xử tử hình, người vô tội cũng bị lôi đi xử bắn, trong số đó nhiều người là những ông già, bà già và trẻ nhỏ. Mấy bà lão sáu mươi tuổi chẳng biết vì sao bị xử bắn. Một phụ nữ vì ghen đã kiện một cô gái mười bảy tuổi. Toà án cách mạng liền bắt cô gái này để xử tử hình, thực tế cô gái này chưa tham gia chính trị. Một số người chỉ bị nghi là đầu cơ tích trữ và hoạt động gián điệp cũng bị xử bắn. Một thành viên của Toà án Cách mạng là Sêmôkin đã công khai nói, hắn cho ai là phần tử phản cách mạng, thì người đó là phần tử phản cách mạng, không có chứng cứ gì cũng cứ xử tử hình. Việc xử bắn được thực hiện ngay giữa ban ngày trước mặt những người trong thôn làng, mỗi lần bắn ba mươi đến bốn mươi người. Họ cười nói một cách vô tình, quát tháo đem người ta đến địa điểm xử bắn, trước khi xử, chúng lột hết quần áo người ta... những người phụ nữ lấy tay che bộ phận sinh dục, nhưng chúng không cho, chúng lăng nhục phụ nữ như vậy..."
Mô tả việc đàn áp người Côdắc không qua xét xử khiến người đọc cảm thấy ghê rợn. Pôcôslasky Chủ tịch Ủy ban cách mạng thôn Môsôpskhơ sau khi cơm no rượu say đến nhà tù lệnh cho thủ hạ đem danh sách tù nhân ra xem, mồm lẩm bẩm đọc lẩn lượt tên của những người Côdắc từ một đến sáu mươi tư người bị giam giữ tại đây sau khi đọc xong liền bắn luôn cả sáu mươi tư người. Sau đó Pôcôslasky cảm thấy đến nhà tù thì mất thì giờ phiền phức liền ra lệnh đem những người tù ra bắn ngay trước cửa nhà mình. Đến nay trong tập hồ sơ của Trung ương Cách mạng Tháng Mười vẫn còn có ghi, trong vườn nhà Pôcôslasky, người ta đã tìm thấy hơn năm mươi thi thể của người Côdắc, sau khi bị bắn đã chặt ra thành từng khúc chôn tại đây. Một số nơi ở gần thôn này cũng phát hiện thấy những thi thể của người Côdắc bị chôn vùi. Qua điều tra cho thấy, phần lớn những người bị xử tử là quần chúng vô tội.
Giết hại người Côdắc một cách tàn bạo đẫm máu, có hàng chục vạn người Côdắc bị chết oan. Số người bị chết oan là bao nhiêu còn phải điều tra thêm. Những người muốn nắm lấy vận mệnh của người Côdắc một cách tuỳ tiện, không biết tới môi trường xã hội đầy mâu thuẫn của Côdắc. Đối với những người theo chủ nghĩa lãng mạn của cách mạng thế giới đầy ảo tưởng, thì người Côdắc là một dân tộc không văn minh, căn cứ của họ là vì người Côdắc thích đeo khuyên tai, có một số người Côdắc còn dùi một lỗ nhỏ ở cánh mũi để gắn những đồ trang sức. Vì thế họ kết luận: "Cần phải ném người Côdắc và thiêu đốt trong ngọn lửa cách mạng xã hội, lượng khoan hồng của giai cấp vô sản Nga không thích hợp với lưu vực Sông Đông, cần phải làm cho lưu vực sông Đông không còn ngựa, không còn súng ống, để nó trở thành vùng nông nghiệp thuần tuý."
Làm thế nào để có thể đưa một dân tộc đã trải qua nhiều thế kỷ "không có ngựa" và "không có súng ống”? làm thế nào để có thể đưa một tầng lớp nhân dân có một phương thức sinh hoạt một truyền thống, và tập quán độc đáo đặc biệt, có những sáng tác dân gian riêng thiêu đốt trong ngọn lửa đấu tranh giai cấp?
Người Côdắc xưa kia đã từng canh giữ biên cương phía Nam của đế quốc Lôssi. Họ ngồi trên những chiếc thuyền bằng gỗ phẳng đáy để đến được đế quốc Thơlapu ở miền Đông bắc Tiểu lục địa châu Á. Những bờ sông ở Viênne, Berlin, Paris đâu đâu cũng có vết chân của những con ngựa chiến của họ đến uống nước. Tại sao lại đối với người Côdắc tàn bạo và tàn nhẫn như vậy? Năm 1812, 86 Binh đoàn Côdắc đã đánh nhau với Napôlêon, góp phần đánh bại người Pháp. Cutơdôp - Nguyên soái lục quân Nga đã từng nói với các thế hệ sau rằng, cần phải ghi nhớ công lao của người Côdắc. Người Côdắc có truyền thống vinh quang bảo vệ Tổ quốc, quân đội của người Côdắc là một đội ngũ võ trang xuất sắc và nghiêm minh.
Trong một bài đăng trên tạp chí "Mátxcơva" đã cảnh tỉnh mọi người không nên quên: Năm 1875 Quân đội Côdắc ở Sông Đông có quy định mỗi người con trai Côdắc cần phải có hai mươi năm huấn luyện quân sự. Trong đó 3 năm là giai đoạn chuẩn bị, mười hai năm huấn luyện trong hàng ngũ, năm năm là thời gian huấn luyện dự bị. Mỗi người Côdắc có bốn năm quân dịch, còn lại là thời gian huấn luyện quân sự và ở nhà đợi lệnh. Ngay khi ở nhà đợi lệnh, người Côdắc cũng luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng tham chiến, chuẩn bị ngựa, yên cương, kiếm, dao, súng, ngoài ra còn trang phục kỵ binh, quần áo cưỡi ngựa có sọc kẻ mầu sắc rực rỡ, lương khô, túi đựng yến mạch v.v... Khi có lệnh thì chưa đến một giờ, họ đã có mặt tại địa điểm tập hợp và đã hình thành trung đoàn, sư đoàn... trở thành đội quân Côdắc Sông Đông hùng mạnh... Người Côdắc không cảm thấy phiền toái vì quy định phải được huấn luyện quân sự hai mươi năm, mà họ còn cảm thấy tự hào vì phương thức sinh hoạt này... Cho tới nay ở các nước phương Tây có người còn lẫn lộn hình ảnh của Côdắc Sông Đông với người Cadăctan, như vậy đủ thấy cuộc viễn chinh của người Côdắc xưa kia đã hằn sâu trong ký ức họ. Hoạ sĩ người Pháp Effê đã thiết kế biểu trưng của Hiệp hội hữu nghị Pháp -Xô. Hình ảnh của biểu trưng là: "Maria (hình tượng nước Pháp) đang hôn người Côdắc Sông Đông".
Thế mà có người dám và coi thường mọi thứ để đuổi người Côdắc ra khỏi nơi mà họ đã bao đời cư trú. Họ cấm không được dùng từ "Côdắc", không cho người Côdắc đội mũ có tai và mặc quần áo có sọc kẻ. Những tập trấn của người Côdắc được đổi tên thành Xã, những trang trại được đổi thành thôn. Ủy ban cách mạng nắm chính quyền ở lưu vực sông Đông tự coi mình như kẻ chiếm đóng mỗi ngày bắn giết hàng trăm người Côdắc gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em. Thành viên của ủy ban cách mạng có cả nông dân bản địa, nhưng đa số vẫn là những người từ nơi khác tới họ thèm nhỏ rãi mảnh đất phì nhiêu của người Côdăc. Họ là những tên đao phủ chủ yếu giết hại người Côdắc. Họ bắt người Côdắc, giết người không phải qua xét xử, không cần thẩm vấn, không cần phải trái, trắng đen. Những chỉ thị của Trung ương cực kỳ tàn nhẫn vô tình: Bắn chết hết những người trước đây đã từng tham gia Bạch vệ quân, kể cả những người sau đó đã tự nguyện tham gia Hồng quân. Đã là người Côdắc, có ai là không tham gia Bạch vệ? Tất cả những người Côdắc đều đã tham gia Bạch vệ vì năm 1918 Cơlaisinốp, là Thống lĩnh sông Đông và là Quân đoàn trưởng Quân đoàn Bạch vệ, dùng súng ép tất cả nam giới Côdắc từ mười tám đến năm mươi tuổi phải tham gia Bạch vệ quân. Như vậy có nghĩa là nhiệm vụ của ủy ban cách mạng là tiêu diệt tất cả những người có khả năng sống của sông Đông.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp