Câu chuyện của tôi bắt đầu vào mùa hạ năm 2015. Năm đó tôi mười tám tuổi, đang học lớp mười một. Tôi họ Trình, tên đầy đủ là Trình Độ. Tính cách hơi quái gở, không thích thân thiết với ai, nhưng thành tích học tập thì luôn nằm trong top đầu. Cha mẹ tôi mất trong một vụ hỏa hoạn khi tôi còn nhỏ. Từ đó, tôi sống cùng chú tôi. Không thể nói là bị đối xử tệ bạc, nhưng giữa chúng tôi luôn tồn tại một một bức tường vô hình. Chính phủ biết hoàn cảnh của tôi nên mỗi năm đều có khoản hỗ trợ sinh hoạt, tôi không phải lo nhiều về cơm áo, trên trường cũng có nhiều học bổng giá trị khác. Thế nhưng, sâu trong tâm, tôi luôn ngưỡng mộ các bạn cùng lớp có cha mẹ đầy đủ, trong khi họ luôn miệng ghen tị với sự tự do của tôi.
Cậu ấy không giống tôi. Cậu cũng mười tám tuổi, học cùng lớp với tôi, tên là Lý Nghị. Tính cách hoạt bát, thân thiện, gia cảnh không có gì đặc sắc nhưng cũng là một gia đình khá giả, cha mẹ yêu thương và hiền hậu. Trong lớp, cậu hay được bạn bè trêu chọc gọi là "kẻ ngốc". Cậu có thể nói chuyện với bất kỳ ai, và dường như chẳng phân biệt đối xử với ai bao giờ. Tôi cũng không ngoại lệ.
Tôi chẳng còn nhớ rõ ngày hôm đó là ngày nào, nhưng nó rất đặc biệt với tôi, vì hôm ấy là ngày tim tôi bắt đầu biết nhớ một người. Ánh nắng giữa trưa gay gắt, tiếng ve kêu lên không ngừng và gió nóng hầm hập như dội thẳng vào da. Trong không tràn ngập sức nặng nề, bức bối khiến người ta thở không nổi.
Buổi chiều hôm đó có tiết thể dục và kiểm tra thể lực, tin xấu với tất cả mọi người, bọn con gái thì vội vã chia nhau kem chống nắng. Lớp học lập tức ngập trong mùi hương hỗn hợp của các loại mỹ phẩm, đám con trai thì cầu trời đổ mưa, một số còn lén qua xin ké kem chống nắng.
Thời tiết nóng đến mức khiến ai cũng bực dọc. Chuông vào học vang lên, nhưng cả lớp vẫn nấn ná trong phòng. Cho đến khi thầy thể dục hùng hổ bước vào, tất cả mới đồng loạt chạy ào ra ngoài như trốn giặc, lao thẳng xuống sân trường.
'Phần thưởng' đặc biệt thầy dành cho chúng tôi là một buổi chạy 1,5km.
Chạy xong, hầu hết đều lả người dưới bóng cây để tận hưởng không khí mát mẻ, chẳng còn sức để than vãn.
Tôi thấy Lý Nghị đang đứng gần cổng trường. Cậu vốn tính tình cởi mở, lại quen biết rộng, mối quan hệ với bác bảo vệ không tệ. Sau một hồi năn nỉ, cậu thuyết phục được bác mua giúp một thùng kem. Ban đầu không ai để ý cậu đang mua gì. Thật ra tôi cũng chẳng biết, chỉ là thấy cậu nhấc một cái thùng lớn, nhìn cậu loay hoay một mình giữa trời nắng, tôi bước tới giúp.
Tôi: "Đưa đây, tớ phụ một tay." Tôi chìa tay ra, chưa kịp đợi cậu phản ứng đã nắm lấy một bên đáy thùng.
Cậu nhìn tôi nói : "So với đám chỉ biết há miệng chờ sung thì cậu tốt thật đấy."
Tôi chạm vào hộp kem mà hỏi: "Có gì trong này mà lạnh vậy?"
Cậu: "Kem!"
Tôi bật cười: "Tưởng thầy thể dục nghiêm khắc lắm, ai ngờ cũng tốt bụng ghê."
Cậu nhìn tôi và nói: "Tốt gì mà tốt! Nằm mơ ổng mới mua cho lớp mình, tớ mua đó."
Tôi: "Sao lại mua?"
Cậu cười nói: "Sao? Có kem thì mất vui hay gì?"
Tôi cười đáp lại: "Không, vẫn vui."
Cậu: "Vậy đừng hỏi nhiều nữa."
Tôi: "Lát tôi đưa lại tiền nhé."
Cậu: "Mấy đồng thôi, không cần."
Đám đông ở đằng xa thấy hai chúng tôi bê thùng kem thì liền chạy ùa tới. Cây kem trong thùng nhanh chóng bị chia hết, chỉ còn vài bạn không kịp lấy, lủi thủi bỏ đi. Tôi cầm lấy một cây, ngồi dưới bóng cây vừa ăn vừa đọc sách. Cậu gọi tôi vào một góc, không biết từ đâu lấy ra một cây kem khác—loại đắt hơn, rồi đưa cho tôi. Không nói gì, cậu quay người đi mất.
Tôi nhìn chằm chằm vào cây kem trong tay, mãi đến khi nó tan chảy trên ngón tay mới sực tỉnh.
Hôm đó trời nóng thiêu đốt, nhưng cây kem lại lạnh đến dịu lòng. Từ khoảnh khắc đó, tôi bắt đầu thích cậu.
Ngày 17 tháng 6 năm 2015.
Lớp tôi luôn có kha khá người mê tiểu thuyết, đủ loại thể loại, đủ kiểu cốt truyện, nhưng số người đọc đam mỹ thì không nhiều. Không biết từ lúc nào, mấy bạn nữ trong lớp bắt đầu chuyền tay nhau đọc thử, rồi chẳng mấy chốc đã kéo theo một nhóm ngày càng đông. Và rồi mấy câu chuyện đó không chỉ dừng lại trong những trang sách, bọn họ bắt đầu gán cho chính những người xung quanh, nên nạn nhân không thể tránh khỏi là những thằng con trai trong lớp. Thông thường, họ sẽ bịa ra những câu chuyện khác nhau, chủ yếu là những câu chuyện cẩu huyết và phi logic. Điều tôi không ngờ là tôi và Lý Nghị cũng trở thành "couple trong truyền thuyết" được mấy bạn nữ nhiệt tình dựng truyện. Lý Nghị giống như phần lớn đám con trai trong lớp, đã quen với việc tên mình thỉnh thoảng lại xuất hiện trong những chuyện tình cẩu huyết không có thật nên chẳng bao giờ để tâm mấy chuyện này. Tôi bình thường hay thờ ơ và ít nói nên mấy đứa con gái nghĩ tôi không quan tâm đến chuyện này. Và tất nhiên, tôi đã trở thành bạn trai tin đồn của cậu ấy.
Có lần, bọn họ còn sáng tác hẳn một tiểu thuyết dài tập, đặt tên là "Tổng tài Trình và thiếu gia của ngài ấy". Trong truyện, tôi là một vị tổng tài bá đạo, lạnh lùng, cao cao tại thượng. Còn cậu ấy là một thiếu gia hoạt bát, xuất thân từ một gia đình giàu có. Chúng tôi gặp nhau trong quán bar, uống đến say mềm, rồi qua đêm với nhau. Tôi vì một đêm đó mà yêu từ cái nhìn đầu tiên, thề sống thề chết phải tìm bằng được cậu ấy, tôi truy đuổi, cậu ấy lẩn tránh, đủ trò như trong phim truyền hình. Trong tiểu thuyết, sau khi tôi tìm được cậu ấy, mới phát hiện cậu là một thiếu gia nhà giàu. Không thiếu tiền, lại càng không thiếu người. Vì để lấy lòng cậu, tôi đã mặc váy để mua vui cho cậu, không ngờ bị người ta ác ý quay thành video rồi tung lên mạng. Hình tượng lạnh lùng của tôi trong chớp mắt sụp đổ, tôi định nhảy xuống từ một tòa cao ốc có đường kính hai trái đất để tự sát. Cậu ấy vì cứu tôi mà nhảy xuống, còn tôi thì không kịp nhảy. Tôi vất vả tìm được thần minh, thần minh nói tôi phải luyện ra chín mươi chín tám mươi mốt khối cơ bụng, rồi tự tay từng viên gạch một xây nên một tòa cao ốc dài 31.415.926.000 km, để cậu ấy nằm ngủ trên đó chín mươi chín tám mươi mốt ngày, cậu mới có thể tỉnh lại. Sau đó, chúng tôi liền mặt dày sống chung bên nhau.
Câu chuyện này cẩu huyết đến mức khiến tôi không biết giấu mặt vào đâu, thật sự không hiểu làm sao mấy đứa con gái có thể bịa ra được như vậy.
Tan học về nhà, tôi đạp xe trên đường vừa đạp vừa ngân nga hát, trong đầu vẫn vương vấn chuyện mấy bạn nữ trong lớp kể hôm nay. Nằm trên giường thật lâu, tay cầm điện thoại mà chẳng biết làm gì. Muốn đi ngủ, nhưng thế nào cũng không ngủ được, cả tâm trí chỉ xoay quanh đến câu chuyện đó. Sau đó tôi mở WeChat, vô thức đổi biệt danh của cậu ấy thành "thiếu gia".
Sau đó, mơ màng thiếp đi lúc nào chẳng hay. Tôi còn nhớ rất rõ, đêm hôm ấy, tôi đã mơ thấy cậu...
Ngày 5 tháng 3 năm 2016.
Năm cuối cấp ba đã trôi qua được một khoảng thời gian, không khí căng thẳng cũng dần dần bao trùm, cành cây ngoài cửa sổ đâm chồi xanh mướt. Lúc này mới đầu tháng Ba, trời về đêm vẫn còn chút lạnh. Tiếng còi tuyên thệ một trăm ngày trước kỳ thi đại học đã vang lên như hiệu lệnh xuất quân.
Cậu từng đứng giữa lớp, dõng dạc nói rằng mình muốn thi vào trường cảnh sát. Trong buổi lễ tuyên thệ* ngày hôm ấy, cậu xác định rõ ràng mục tiêu, nói muốn đạt được số điểm đủ để đậu vào trường cảnh sát mà mình mong muốn. Với thành tích của cậu, chỉ cần cố gắng thêm một chút là đủ. Những lời cậu nói, tôi đều lặng lẽ ghi nhớ trong lòng. Thể lực của tôi không tốt bằng cậu, trong buổi lễ, tôi đặt mục tiêu cố gắng cải thiện thể lực của mình.
*là một nghi thức, một cá nhân hoặc một nhóm người phát biểu lời thề nguyện trước tập thể, tổ chức hoặc công chúng để cam kết thực hiện một nhiệm vụ, giữ vững một lý tưởng, hoặc tuân thủ đạo đức, trách nhiệm đã nhận.
Tôi dốc hết sức mình để rút ngắn khoảng cách giữa hai đứa. Bởi tôi biết, những tình tiết trong tiểu thuyết sẽ chẳng bao giờ xảy đến với tôi, càng sẽ không bao giờ xảy ra ngoài đời thật, không có sinh ly tử biệt, không có yêu hận đan xen, càng không có kết thúc viên mãn. Cậu không biết tôi thích cậu, và tôi cũng chưa từng có ý định nói ra cho bất kỳ ai biết.
Buổi lễ tuyên thệ dần đi đến hồi kết. Mặt trời cũng bắt đầu lặn về phía chân núi. Tôi ngước nhìn ánh hoàng hôn, nhìn màu trời chuyển dần sang sắc đỏ, chợt thấy thời gian trôi qua thật nhanh. Trong khoảnh khắc cuối cùng của ánh chiều tà, tôi thấy những bạn học quanh mình ôm chặt lấy cha mẹ mà khóc, trong lòng thoáng dấy lên một chút ghen tị.
Kết thúc buổi lễ, tôi rảo bước ra cổng trường, phía sau có người gọi tên tôi, ngoảnh lại thì thấy một cậu con trai đang đạp xe về phía mình. Cậu chỉ dùng một tay để giữ tay lái, tay còn lại giơ lên vẫy chào, trong giỏ xe là chiếc cặp quen thuộc. Cậu mặc đồng phục trắng toát, dưới ánh chiều ngược nắng, cả người như phát ra thứ ánh sáng dịu dàng đến lóa mắt.
Khi tôi tiến gần mới nhận ra đó là Lý Nghị. Cậu đạp nhanh tới bên tôi, xe lướt qua rồi bất ngờ quay đầu, dừng lại.
Thế là hai đứa cùng đạp xe đi về phía con đường quen thuộc. Vừa đi, vừa chuyện trò vu vơ.
Cậu hỏi: "Đi chung nhé?"
Tôi đáp: "Ừm."
Cậu: "Tại sao cậu đăng ký vào trường quân đội?"
Tôi: "Vì... khát vọng của tớ."
Suy nghĩ trong tôi: "Vì cậu."
Cậu: "Tớ cũng vậy, xem ra mỹ nam đều chọn phục vụ vì tổ quốc nhỉ."
Tôi cười nhìn cậu: "Cậu đàn khoe khoang với tớ đấy à?"
Cậu cũng nhìn tôi, nói: "Tớ chỉ đang nói thật lòng thôi mà."
Đi được một đoạn, không chú ý phía trước có một hòn đá, vừa đúng lúc cậu đạp trúng, xe bị nghiêng. Tôi không bị thương gì, chỉ có cậu là bị đau. Trên đùi bị cắt một vết khá sâu.
Tôi đỡ cậu dậy, vừa lau vết thương cho cậu vừa hỏi: "Còn đau không? Hay để tớ chở cậu về nhé?"
Cậu cố gắng chịu đựng nói: "Chỉ là vết thương nhỏ ấy mà, chẳng lẽ còn không đạp nổi xe? Tớ tự dắt cũng về còn được."
Tôi nhìn là biết cậu đang gồng mình chịu đau. Khi lau vết thương hơi mạnh tay một chút, cậu lập tức kêu lên: "Á!"
Tôi liền nói: "Tớ mới lau nhẹ chút mà đã kêu to như vậy, thế này còn gọi là 'vết thương nhỏ' sao?"
Cuối cùng, sau khi bị tôi thuyết phục, cậu ngồi lên yên sau xe tôi. Một tay ôm eo tôi, tay còn lại dắt theo chiếc xe của cậu . Chúng tôi cứ thế, đi cùng nhau về nhà. Mặt trời chưa lặn hẳn. Tôi rất tận hưởng khoảnh khắc đó, vì đó là lần đầu tiên tôi và cậu gần nhau đến vậy, lần đầu tiên có sự tiếp xúc thân thể.
Thật ra nhà tôi không nằm ở hướng này. Ban đầu tôi chỉ định đi ngang qua mua tài liệu ôn tập, thế nhưng vì cậu, tôi sẵn sàng đi đường vòng, chỉ để được đưa cậu về.
Trở về đến nhà thì trời cũng đã tối. Lúc đó mới phát hiện mắt cá chân tôi cũng bị rách, vậy mà chẳng cảm nhận được gì. Chỉ đến khi thấy máu mới thấy có chút đau. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vui. Có lẽ vì... cậu đã ôm lấy eo tôi.
Nằm trên giường, tôi mở WeChat, lướt lại đoạn trò chuyện giữa hai đứa rồi mới chậm rãi chìm vào giấc ngủ.
Từ sau buổi lễ tuyên thệ hôm đó, cậu gần như cả ngày vùi đầu học trong lớp. Nhớ lần thi thử cuối cùng, cậu đạt kết quả khá tốt – có thể vào top 15 của lớp. Còn tôi, thể dục luyện rất chăm chỉ, thể chất hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn của trường quân đội.
Ngày 25 tháng 6 năm 2016.
Sau khi thi đại học xong, đến lượt nộp nguyện vọng. Mọi người đều điền tại nhà, tôi cũng vậy, chọn hai trường quân đội có điểm số phù hợp với thành tích của cậu. Mùa hè năm nay đối với tôi trôi qua thật chậm và nặng nề. Tôi không gặp lại cậu lần nào. Trên WeChat vốn dĩ cũng chẳng nói chuyện nhiều, giờ gần như không còn liên lạc nữa. Lần cuối cùng trò chuyện, vẫn là khi cậu bị thương hôm đó.
Tôi không biết hiện tại cậu đang làm gì. Còn tôi, mỗi ngày vẫn cố gắng duy trì luyện tập, chỉ mong đến khi vào đại học có thể một lần nữa gặp lại cậu.
Nói ra thì, chính tôi cũng không rõ vì sao mình lại như vậy. Chỉ là... hễ nơi nào có cậu, tôi đều muốn đến đó, nhìn một cái, dù chỉ là từ xa. Người ta trên mạng thường hay nói "mù quáng" đáng thương đến mức nào, buồn cười ra sao. Nhưng tôi nghĩ, yêu thầm mới là thứ vừa đáng thương vừa buồn cười nhất trên đời. Rõ ràng thích đến như vậy, thế mà ngay cả một chút dũng khí để nói ra cũng không có, yêu thầm chỉ là một cái tên được gọi nghe có vẻ lãng mạn mà thôi.
Cuộc sống của tôi, rõ ràng không có cậu. Thế nhưng dường như, tất cả đều gắn liền với cậu.
Ngày 10 tháng 9 năm 2016.
Sau khi vào đại học và kết thúc huấn luyện quân sự, tôi vẫn luôn tìm kiếm dấu vết của cậu ở mọi góc trường. Nhưng mãi đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể tìm ra được bất kỳ dấu chân nào. Dựa theo thành tích của cậu, hoàn toàn có thể thi đậu ngôi trường này, thậm chí điểm còn cao hơn mức chuẩn đầu vào khá nhiều, nhưng nếu cậu thực sự chọn một trường tốt hơn, lại e rằng không đủ điều kiện. Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu, vì sao lại không thể tìm thấy cậu?
Cuộc sống đại học trong trường quân đội khác hẳn với những trường bình thường. Không còn sự nhàn nhã, mỗi ngày đều có nhiệm vụ phải hoàn thành. Giáo viên không cho phép học sinh rảnh rỗi, cũng chẳng có chỗ cho sự lười biếng. Tôi thực sự rất thích nhịp sống ấy, cảm thấy mỗi khoảnh khắc đều có giá trị. Thế nhưng đồng thời, việc không có cậu ở bên cũng là một sự dày vò âm ỉ.
Cuộc sống nơi đây vô cùng phong phú, được phục vụ cho đất nước là điều rất đáng tự hào. Rồi dần dần, tôi cũng bắt đầu học cách quen với những ngày tháng không có cậu. Có lẽ, yêu thầm sau cùng rồi cũng chỉ còn một kết thúc, 'Cất thật sâu trong tim.'
Ngày 8 tháng 9 năm 2018.
Mấy năm học trong trường quân đội, tôi vẫn không ngừng tìm kiếm tung tích của cậu, nhưng suốt ngần ấy thời gian, tôi vẫn không thể tìm thấy cậu. Tôi đã hỏi qua rất nhiều người — từ anh chị khóa trên, đến đàn em khóa dưới, từ thầy cô trong trường đến cả nhân viên hành chính, cả những người ngoài học viện, chỉ cần là ai tôi từng gặp, tôi đều hỏi. Và rồi, tôi cũng bước qua những năm tháng đại học như thế, nhưng kết quả, lần nào cũng là thất vọng.
Lúc chuẩn bị tốt nghiệp, thầy hướng dẫn của tôi từng bảo sẽ tiến cử tôi đến một nơi tốt hơn để làm việc. Nhưng tôi từ chối.
Trong lễ tốt nghiệp, thầy Quách nắm lấy tay tôi: "Nhóc con, em thật là vô tâm đấy. Trước đây tôi đã vất vả lắm mới xin được cho em một suất tốt như thế. Vậy mà em lại không chịu đi. Bây giờ có hối hận cũng muộn rồi." Vừa nói, trong mắt thầy Quách đã ngân ngấn nước. Bao năm qua, thầy đối xử rất tốt với tôi. Bề ngoài nghiêm khắc là thế, nhưng lại luôn âm thầm quan tâm từng học sinh. Lúc mới vào trường, thể chất tôi không bằng bạn bè, trong huấn luyện cũng cố hết sức mới theo kịp, thầy thường để mắt đến tôi, chỉ bảo tận tình. Dần dần, mối quan hệ giữa tôi và thầy trở nên rất thân thiết. Những lúc rảnh, thầy hay gọi tôi đến giúp việc vặt, nói chuyện phiếm vài câu. Tôi nghĩ, mối quan hệ giữa tôi và thầy có thể dùng từ "kết nghĩa anh em" để nói.
Tôi đáp: "Em không hối hận đâu, thầy à. Em phải đi rồi......" Tôi còn muốn nói thêm: "Em sẽ thường đến thăm thầy... Em... luyến tiếc lắm." Nhưng có lẽ do tính cách, những lời đó như nghẹn nơi cổ họng, ngỡ như buồn nôn đến mức không sao nói nên lời.
Tôi chỉ im lặng. Khóe mắt chẳng hay từ lúc nào đã ươn ướt. Thầy nhìn tôi, nhẹ giọng nói: "Nhớ phải thường đến thăm thầy đấy."
Tôi nói: "Vâng ạ."
Thầy đưa tay lau nước mắt ở khóe mắt tôi, sau đó lấy lại vẻ nghiêm nghị: "Đừng ủ rũ nữa, nào, chúng ta chụp vài tấm làm kỷ niệm đi. Sắp trở thành cảnh sát rồi, phục vụ nhân dân là vinh dự của chúng ta. Khóc cái gì chứ."
Tôi không nói gì, lấy điện thoại ra chụp tấm ảnh cuối cùng với thầy. Sau đó, thầy còn dắt tôi đi vòng quanh trường một lần nữa.
Trước khi rời đi, tôi nói với thầy: "Thầy ơi, sau này mình liên lạc qua WeChat nhé."
Thầy khoát tay cười bảo: "Mấy cái đó phiền lắm, gọi điện trực tiếp cho tiện hơn!"
Tôi cười gượng. Tính cách của thầy xưa nay vẫn giản dị, thẳng thắn. Nhưng khi làm việc thì nghiêm túc, cẩn trọng, chẳng bao giờ qua loa. Tính cách lại rất tốt bụng, không bao giờ tỏ ra quanh co hay kiêu ngạo.
Tốt nghiệp xong, tôi trở về thành phố nơi tôi sinh sống. Tôi đi khắp các đồn công an trong khu vực, mong có thể gặp lại cậu. Tôi từng nghĩ, có lẽ cậu đang công tác ở đâu đó gần đây, thậm chí có thể ở ngay trụ sở công an trong thành phố,n hưng vẫn chẳng có bất kỳ tin tức nào về cậu.
Tôi đã tìm cậu suốt nhiều năm, cũng thất vọng suốt ngần ấy năm. Lần này, dù đã chuẩn bị tâm lý, vẫn không tránh khỏi cảm giác xót xa.
Vẫn là... rất đau lòng.
Ngày 8 tháng 12 năm 2018
Giờ đã sang đông, tiết trời lạnh buốt. Đặc biệt là ở Thạch Gia Trang, cái lạnh nơi đây như cắt da cắt thịt. Gần Tết, hàng hóa phục vụ dịp lễ bắt đầu vào mùa, công việc bận rộn hơn. Buổi sáng, sương mù dày đặc bao phủ mặt đường quốc lộ, nên những ngày gần đây, một nửa số vụ việc đều xảy ra trên quốc lộ, chủ yếu là tai nạn do tầm nhìn kém trong sương mù.
Lúc mới nhận công tác, mọi việc không hoàn toàn suôn sẻ, nhưng sau đó tôi nhanh chóng thích nghi. Công việc thường ngày chủ yếu là xử lý những tranh cãi nhỏ nhặt. Tuy không giống với hình dung ban đầu về những tình huống nguy hiểm, hồi hộp, nhưng cuộc sống nơi đây vẫn vô cùng phong phú.
Ngay từ khi mới đến, trong sở ai cũng biết tôi đã từ chối một nơi có đãi ngộ tốt hơn để về làm việc ở đây. Mọi người không hiểu vì sao, có người đoán tôi có vài khuyết điểm hay gì đó, nhưng rồi ai nấy cũng nhanh chóng nhận ra, dù là trong xử lý công việc hay khi hành động, tôi đều rất cẩn trọng, trật tự rõ ràng. Gặp việc không rối, đối mặt nguy hiểm cũng không hoảng loạn. Tôi từng trực tiếp đối đầu với một tên cướp cầm dao và khống chế được hắn, từ đó càng khiến cấp trên trong sở thêm tin tưởng vào năng lực của tôi.
Hôm nay là mùng 8 tháng Chạp. Buổi sáng, chị Trương trong sở đến rất sớm, còn mang theo cháo mùng 8 cho mọi người. Chị vừa bước vào cửa đã gọi "Tiểu Trình, giúp chị xách cái này với, nhanh nhanh!" Lúc đó miệng tôi còn đang ngậm một miếng bánh bao, thấy chị ôm đồ lỉnh kỉnh liền vội vàng chạy tới phụ.
Tôi đỡ lấy đồ: "Chị gấp gáp thế, trong này là gì vậy ạ?" Tôi nhìn chị mệt đến nỗi phải dựa người vào bàn thở dốc.
Chị Trương chống nạnh và nói với tôi: "Muốn biết thì đợi mọi người đến đủ rồi chị nói."
Tôi vốn là người trầm tính ít lời, nên chị không nói nhiều, tôi cũng không hỏi thêm. Chỉ im lặng chờ đến khi đồng nghiệp đều có mặt.
Chị Trương mở hộp cơm ra, lập tức mùi cháo nóng thoảng trong sương trắng tỏa khắp phòng. Chị bảo: "Hôm nay là ngày mùng 8 tháng Chạp. Mấy đứa trẻ tuổi các em toàn ăn ngoài hàng, mấy món ấy chẳng có tí dinh dưỡng gì. Cháo mùng 8 tháng Chạp là phải do người nhà nấu mới có hương vị." Vừa nói, chị vừa múc cháo chia cho từng người, ai cũng có phần.
Vừa ăn xong, mọi người lại quay về bàn làm việc. Tôi cũng trở lại bàn mình thì điện thoại reo vang: "Đinh linh linh, đinh linh linh..."
Tôi nhấc máy, giọng nói rõ ràng:
"Xin chào, đây là Cục Cảnh sát XX, xin hỏi cần hỗ trợ gì ạ?"
Ở đầu dây bên kia là giọng của một bác gái tầm năm mươi, sáu mươi tuổi, hơi gấp gáp: "Cảnh sát ơi, cháy rồi, cháy rồi! Không phải nhà tôi, là nhà hàng xóm kế bên. Trong đó còn nghe thấy tiếng cãi nhau, mau gọi cứu hỏa đên đi!"
Tôi lập tức đứng dậy, giọng bình tĩnh: "Bác đừng lo, chúng cháu sẽ tới ngay. Bác cho cháu xin địa chỉ cụ thể được không ạ?"
Bác gái đáp: "Khu XX, đường XX..."
Tôi rất nhanh liền tập hợp đồng đội, xuất phát đến hiện trường.
Tôi nói với bác gái : "Bác đừng cúp máy, cứ giữ liên lạc với cháu. Bác cố gắng sơ tán hết mọi người trong tòa nhà ra ngoài."
Bác gái ở đầu dây bên kia gấp gáp: "Được, được... nhưng mà... xe cứu hỏa bao giờ mới đến? Lửa càng lúc càng lớn rồi!"
Tôi trấn an: "Lực lượng phòng cháy đang trên đường đến. Bác cứ bình tĩnh. Bác nói có tiếng cãi nhau, bác gọi họ ra chưa?"
Bác gái: "Gọi thế nào được chứ? Lửa là cháy từ nhà họ, ai biết có phải hai vợ chồng cãi nhau rồi cố tình đốt nhà không..."
Tôi im lặng.
Tôi vẫn giữ liên lạc với bác gái trong suốt quãng đường đến, nhưng sau đó bà không nói thêm nữa. Khi chúng tôi đến nơi, đội cứu hỏa đã gần khống chế được đám cháy.
Do nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa rõ ràng, lại có nhân chứng nói nghe thấy tiếng cãi vã từ tầng phát hỏa, nên dù người trong căn hộ đã bị thương và được đưa đi bệnh viện, cảnh sát vẫn phải tiếp tục điều tra.
Chúng tôi phân chia công việc, chị Trương và một số người ở lại hiện trường, tôi dẫn vài người khác đi bệnh viện.
Khi đến bệnh viện, chúng tôi chờ ngoài phòng phẫu thuật. Những vết thương không quá nghiêm trọng, chỉ là bỏng nhẹ ngoài da, cần làm vài tiểu phẫu là được.
Khi ca phẫu thuật kết thúc, tôi vào phòng bệnh hỏi thăm tình hình. Qua lời kể, mới biết họ là một cặp vợ chồng trẻ, mới cưới chưa lâu. Sáng nay là mùng 8 tháng Chạp. Người vợ thức dậy từ sớm, chuẩn bị cháo mùng 8. Nhưng người chồng chê món cháo không ngon, cả buổi sáng đến gần 10 giờ mới có đồ ăn, lại chỉ ăn vội vài thìa đã đi làm. Người vợ thấy mình bỏ bao công sức nấu ăn, vậy mà anh chẳng buồn nếm, trong lòng uất ức. Họ vốn đều là người nóng tính, liền lời qua tiếng lại, rồi cãi nhau. Cô vợ giận dữ chạy vào bếp đập phá, không ngờ lại gây ra hỏa hoạn. Ban đầu ngọn lửa còn nhỏ, cả hai không quá để tâm, vẫn tiếp tục cãi vã. Người chồng trách vợ vô lý, họ tiếp tục lời qua tiếng lại mà không để ý, để rồi khi kịp nhìn lại, lửa đã lan tới cửa sổ, cháy càng lúc càng lớn.
Tôi vốn nghĩ vụ việc này sẽ phức tạp, không ngờ lại chỉ xoay quanh một bát cháo mùng 8 tháng Chạp... Sau khi xác minh lại từ các bên, tình tiết được chứng thực là đúng.
Gần 12 giờ trưa, tôi đi qua đi lại trước cửa phòng bệnh, định đợi chị Trương giải quyết xong ở hiện trường rồi cùng nhau về đơn vị.
Tôi lôi điện thoại ra nghịch cho đỡ chán. Đang cúi đầu thì bất ngờ có một bác sĩ bước tới gần, nhìn tôi dò xét, gọi khẽ một tiếng: "Trình Độ...?"
Tôi hơi sững người. Rồi ngay sau đó, một cảm giác âm ỉ đau nhói lan nơi ngực trái, giọng nói này sao tôi có thể không nhận ra. Tôi chậm rãi ngẩng đầu lên. Người đàn ông mặc blouse trắng, đeo khẩu trang, đang đứng trước mặt tôi. Tất nhiên vừa nhìn cái tôi liền nhận ra! Tôi không biết nên gọi cảm giác trong khoảnh khắc này là gì, vừa sững sờ, vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng. Tôi thật sự muốn bật khóc, nhưng lý trí nhắc nhở tôi khóc để làm gì?
Khi cậu tháo khẩu trang xuống, chỉ trong khoảnh khắc ấy thôi, mắt tôi đã đỏ hoe. Tôi cúi đầu thật nhanh, vội vàng dụi mắt, cố khiến bản thân bình tĩnh lại. Tôi không thể để cậu thấy dáng vẻ này của tôi, một người hèn nhát và nhát gan. Tôi không dám để cậu thấy tình yêu của tôi dành cho cậu.
Cậu gọi thêm một tiếng nữa: "Trình Độ!"
Tôi ngẩng lên, giả vờ như vừa mới nhận ra: "Lý Nghị? Cậu sao lại ở đây?"
Cậu cười với tôi: "Thật đúng là cậu. Tôi làm việc ở đây, không ngờ lại có thể gặp được cậu. Bất ngờ thật đấy."
Tôi cũng nở một nụ cười nhẹ, đứng dậy như thể là bạn cũ lâu năm tái ngộ: "Tôi cũng thấy ngạc nhiên, trước ở trường chẳng thấy cậu đâu, còn tưởng cậu xảy ra chuyện gì, hóa ra lại tới tận nơi này làm việc."
Cậu mặc một chiếc áo blouse trắng tinh khôi, dung mạo vẫn trông đẹp trai và tươi tắn như trước, nhưng sau vài năm, cậu đã trở nên trưởng thành hơn.
Cậu đưa tay làm một động tác mời để ra hiệu tôi đi theo, rồi nói với tôi: "Nơi này ồn, đi theo tôi về phòng làm việc ngồi một lát nhé." Tôi lập tức đi theo cậu, vô thức nhìn bóng lưng phía trước.
Sau khi đến văn phòng, cậu nhanh chóng dọn một chiếc ghế, rồi lễ phép vươn tay ra, ý bảo tôi "Ngồi đi." Cuối cùng không nói gì thêm, cậu lập tức xoay người, đi rót một ly trà thơm.
Văn phòng của cậu không lớn. Trong phòng chỉ có mình cậu là bác sĩ, không còn gì khác ngoài vài chiếc ghế dành cho bệnh nhân. Trên tường treo vài bức ảnh tập thể của bệnh viện, xen lẫn đó là vài lá cờ khen thưởng, hai trong số đó do viện trao tặng, một do người nhà bệnh nhân gửi đến, trên cả ba đều có tên Lý Nghị.
Cậu rót đầy trà cho hai người xong thì quay trở lại chỗ ngồi của mình. Trên mặt tràn đầy nụ cười nhiệt tình dạt dào, cậu luôn như vậy, đối với ai cũng đều nhiệt tình giống nhau. cậu hỏi tôi: "Gần đây thế nào? Sao lại đến bệnh viện?" Ánh mắt cậu mang theo một tia lo lắng nhìn tôi.
"Tôi gần đây khá ổn. Tôi tới bệnh viện là vì lần này đi hiện trường vụ cháy... đại khái là như vậy." Tôi không dám nhìn cậu, chỉ nghiêng đầu nói, tay thì cầm lấy chiếc tách trà nhỏ, xoay xoay trong tay. Tôi cố làm ra vẻ bình tĩnh, nhẹ giọng nói với cậu.
Nghe tôi nói không phải vì bệnh mà đến, vẻ mặt cậu thả lỏng xuống: "Mấy năm không gặp, học sinh giỏi của lớp trước kia giờ đã thành cảnh sát rồi." Khi nói lời này, tôi có thể đọc ra từ nét mặt cậu một chút ý vị sâu xa.
"Sao cậu không học trường cảnh sát?" Tôi bất ngờ hỏi, khiến cậu hơi lúng túng, chỉ cười gượng nói: "Nói ra thì dài lắm."
Đang lúc tôi đợi cậu nói tiếp, trà đã nguội đi một chút, tôi cầm lên nhấp một ngụm nhè nhẹ, vậy mà lại có vị ngọt. Tôi hơi kinh ngạc, liền nhìn về phía cậu: "Trà này... lại có vị ngọt!"
Tôi bỗng dưng thốt ra câu như vậy, cậu liền giải thích: "Dùng để giả vờ thôi!" Tôi ngạc nhiên nhìn cậu, cậu lại dùng ánh mắt kiên định nhìn tôi. Tôi suýt chút nữa phun ngụm trà nóng ra mặt cậu, nhưng lại có chút muốn bật cười mà chẳng hiểu vì sao. Cậu nghiêm túc giải thích: "Lúc mới đi làm, tôi không quen môi trường ở đây lắm. Sau đó phát hiện đồng nghiệp xung quanh hầu hết đều là bác sĩ dày đặc kinh nghiệm bốn, năm mươi tuổi. Người cùng độ tuổi như tôi gần như không có mấy ai. Hơn nữa ở bệnh viện như chúng tôi, làm bác sĩ khám bệnh ngồi cố định, thường có bệnh nhân ra vào liên tục, căn bản không có thời gian để ăn vặt hay uống linh tinh. Cậu thử nghĩ xem, đang ăn khoai tây chiên hay chơi game thì có bệnh nhân vào thì sẽ bị nhìn như thế nào? Nhìn là biết không đáng tin rồi. Nghĩ thử xem, nếu đang ăn khoai tây chiên hay chơi game mà có bệnh nhân bước vào thì người ta sẽ nghĩ gì? Vừa nhìn là thấy không đáng tin. Sau đó tôi phát hiện, mấy bác sĩ trẻ như tôi thường uống trà thì trông rất sẽ ra dáng, hơn nữa cũng không bị tịch thu. Ban đầu tôi cũng thử, nhưng uống mãi vẫn không quen, cuối cùng đành đổi loại khác. Rồi từ từ, bệnh nhân đến khám nhìn thấy đống ấm trà, ly lọ để đầy bên cạnh, thêm mấy cái bằng khen trên tường, mà tôi thì còn trẻ, lập tức có cảm giác rất đáng tin." Nghe xong, tôi cảm thấy lời cậu nói thật ra cũng có lý.
Nói xong, cậu cũng cầm ly trà lên, uống một ngụm, rồi nói: "Cũng có thể xem là vũ khí mạnh nhất để khoe khoang!"
Chưa kịp ngồi lâu, điện thoại tôi vang lên, là chị Giang gọi, nói bên hiện trường đã xử lý xong, bảo tôi quay về đơn vị.
"Tôi phải đi rồi." Trong lòng tôi có chút luyến tiếc, nhưng cũng phải rời đi thôi. Cậu tiễn tôi ra cửa phòng làm việc. Khi tôi chuẩn bị đi xa, cậu nói với tôi: "Tối nay gặp nhau một chút nhé."
Tôi quay đầu lại nhìn cậu, cười hỏi: "Ở đâu?"
Sợ ở hành lang nói to quá sẽ bị người khác nghe thấy, cậu rảo bước nhanh tới, cúi người xuống sát tôi nói nhỏ: "Quán bar bên cạnh trường cấp ba."
Tôi nói: "Được, mười giờ tối nay làm vài ly, không say không về." Nói xong, cậu gật đầu, còn tôi thì bóng dáng dần tan vào hành lang dài, mờ nhạt như một dấu chấm nhỏ.
Quán bar mà cậu nói, tôi vẫn còn chút ấn tượng. Nhớ hồi học cấp ba, hình như có lần sinh hoạt tập thể hay gì đó, tụi tôi cũng từng đến đây ăn mừng. Lúc về thì đã khuya. Người khác thì có ba mẹ thúc giục nên về sớm, tôi thì không ai gọi, hơn nữa chú tôi cũng nghĩ tôi sẽ không đi bar, nên rất yên tâm.
Nhớ rõ tối hôm đó, tôi mơ màng tưởng mình đã về đến nhà. Sáng hôm sau bị tiếng chó sủa làm tỉnh dậy, mới phát hiện cả đêm mình ngủ ngoài hẻm cạnh quán bar. Cái hẻm đó rất sâu, lại bẩn và vắng người, nên không ai phát hiện ra tôi. Tôi ngủ ở đó suốt cả đêm, sáng hôm sau còn đi học như bình thường. Trưa về, chú tôi cũng chẳng hỏi tôi đã đi đâu.
Vừa bước vào quán bar, mùi rượu nồng và tiếng ồn ào đã ập tới. Tôi chọn một chỗ gần góc, chỗ ngồi không lớn nhưng tầm nhìn khá tốt. Khi tôi đến vẫn chưa đến 10 giờ, chắc khoảng 9 giờ rưỡi. Tôi đợi thêm một lúc.
Ngồi đó, tôi không gọi gì cả, chỉ thỉnh thoảng nhìn ra cửa quán. Chẳng bao lâu, cậu ấy đến. Tôi giơ tay vẫy: "Lý Nghị, bên này!" Cậu nhìn thấy tôi liền bước lại gần.
Vừa ngồi xuống, cậu đã đánh giá vị trí này rồi nói: "Chọn chỗ cũng không tệ."
"Quý khách muốn gọi gì ạ?"
Tôi nhìn cậu, nói: "Tôi không hay đến mấy chỗ này, không biết gọi gì ngon, cậu chọn đi, tôi sao cũng được."
Cậu nói: "Vậy thì tôi không khách sáo nữa." Vừa nói vừa cầm thực đơn lên xem rồi chỉ mấy món: "Mấy món này đi."
Nhân viên phục vụ cầm đơn, mỉm cười nói: "Vâng, mời hai anh chờ một lát." Rồi quay người rời đi, biến mất về phía sàn nhảy phía sau.
___
Gãy tay tới nơi...