Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 12


3 tháng

trướctiếp

Kiều Vi dẫn Nghiêm Tương về nhà, trước tiên đi vào phòng của Nghiêm Tương.

Cô mở tủ quần áo và vali lục lọi một lượt, rồi quay sang hỏi Nghiêm Tương: "Con có mặc quần áo vá không?

“Không có ạ.”

“Quần áo rách cũng không có luôn à?"

“Quần áo rách cũng cho người khác rồi.”

Kiều Vi hỏi: "Vậy có ai từng nói con trông giống tiểu thiếu gia không?”

Nghiêm Tương gật đầu: "Có ạ.”

Kiều Vi nhất thời lo lắng, nhưng khi cô hỏi thì hóa ra là mấy đứa trẻ nhỏ. Lúc chơi đùa với nhau bọn nhỏ nghịch ngợm trêu Nghiêm Tương là tiểu thiếu gia.

Kiều Vi thở phào nhẹ nhõm, suy nghĩ một lúc rồi hỏi: "Quần áo của Quân Quân cũng được chắp vá. Vậy quần áo của những bạn khác có vá lại không?"

Nghiêm Tương suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Có cái vá, có cái không ạ.”

Kiều Vi truy hỏi: "Quần áo của trẻ con trong đại viện bên kia có vá không?

"Trong đại viện thì ít hơn, nhưng trong trấn thì nhiều lắm." Nghiêm Tương nói.

Câu trả lời này cho thấy khả năng quan sát và tính tập trung của Nghiêm Tương tốt hơn những đứa trẻ ba bốn tuổi thông thường. Nhưng Kiều Vi không có kinh nghiệm nuôi con nên không để ý tới.

Cô còn nghĩ trẻ con đều thông minh như vậy.

Kiều Vi có hơi thần hồn nát thần tính.

Bởi vì cô có thể xem như hiểu rõ thời đại này, cô biết những xu hướng và sự kiện quan trọng nào sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng nói cô không biết thì cũng không sai, bởi cô không rõ những sự kiện đó sẽ xảy ra chính xác ở thời điểm nào trong năm.

Hơn nữa đây còn là thế giới trong sách. Cũng cần phải xem xét các lỗi do tác giả chưa đủ trình độ, thiếu hiểu biết về lịch sử và thiết lập riêng của truyện.

Nhưng rồi cô nghĩ, Nghiêm Tương là con trai của Nghiêm Lỗi, Nghiêm Lỗi lại là nam chính trong sách này, đột nhiên cô cảm thấy mình không cần phải lo lắng gì cả.

Sống dưới hào quang của nam chính, cô cần gì phải sợ nữa chứ?

Nghĩ như vậy, cô liền cảm thấy nhẹ nhõm.

Nhưng nghĩ đến vừa rồi, chị Dương không cho Quân Quân chơi với Nghiêm Tương. Hôm qua về nhà, cô thấy Nghiêm Tương đang chơi một mình ở nhà.

Theo quan điểm của Kiều Vi, trong thời đại và hoàn cảnh thế này, không phải trẻ con nên chơi cùng nhau sao?

Cô hỏi Nghiêm Tương: "Con có thường chơi với nhóm của Quân Quân không?

Nghiêm Tương lắc đầu: "Không có, con không chơi với các bạn.”

Kiều Vi cho rằng có thể là vì nguyên chủ Kiều Vi Vi không hòa hợp với nhóm người nhà quân nhân, nên mới khiến Nghiêm Tương bị cô lập, giống như những gì vừa xảy ra ở nhà đoàn trưởng Triệu vậy.

Những người mẹ đó không cho con mình chơi với Nghiêm Tương.

Kiếp trước, Kiều Vi cũng từng thấy trên tin tức có một đứa trẻ mặc chiếc váy trị giá vài nghìn tệ đi nhà trẻ, nhưng không may bị bạn vô tình làm rách, buộc phụ huynh đứa bé phải bồi thường. Kết quả, đứa trẻ bị cô lập ở nhà trẻ - không ai dám cho con mình chơi với đứa trẻ này, sợ vô tình làm hỏng quần áo của người ta phải bồi thường mấy ngàn tệ.

Này cũng không phải không có lý. Nếu Kiều Vi là cha mẹ của "những đứa trẻ khác", cô cũng sẽ không cho con chơi với những đứa trẻ ăn mặc quá xa xỉ. Vậy nên cô không trách chị Dương.

Nhưng bây giờ Kiều Vi đã là mẹ của Nghiêm Tương, nhìn thấy Nghiêm Tương bị cô lập, sao cô có thể vui được.

Cô quyết định: "Lát nữa mẹ sẽ tìm cho con hai bộ quần áo phù hợp để con chơi với bạn nhé.”

Ngay lúc cô đang nghĩ xem bọn trẻ có hiểu được chân tướng việc này hay không, Nghiêm Tương lại lắc đầu: "Con không thích chơi với các bạn.”

Kiều Vi: "?”

Nghiêm Tương làm mặt nghiêm túc nói: "Bọn họ ồn ào quá, nói cũng không nghe.”

Nghiêm Tương nói xong liền chạy đi uống nước.

Kiều Vi bị bỏ lại: "??”

Trên bàn dưới mái hiên có một chiếc chậu tráng men và vài chiếc ly tráng men.

Nghiêm Tương cầm lấy một cái ly trong đó mà uống.

Kiều Vi lục lại kí ức của nguyên chủ, biết đó đều là nước sôi để nguội.

Nói đến đây phải cảm ơn nguyên chủ, mặc dù nguyên chủ để lại ấn tượng không tốt cho người ngoài, hơn nữa quan hệ hôn nhân với nam chính cũng không tốt. Nhưng thành thật mà nói, ít nhất nguyên chủ cũng khiến nam chính sửa được nhiều thói hư tật xấu.

Ví dụ như uống nước lã, không rửa chân, chép miệng, khạc nhổ lung tung.

Ngày hôm qua, ấn tượng của Kiều Vi về Nghiêm Lỗi có thể nói là khá tốt, bởi vì người đàn ông này đã được nguyên chủ ra sức cải tạo. Nghĩ lại thì Nghiêm Lỗi trong nguyên tác có thể cưới trước yêu sau với Lâm Tịch Tịch cũng một phần nhờ công lao của nguyên chủ.

Người trước trồng cây, người sau hưởng bóng mát.

Những người khác chỉ thấy Kiều Vi Vi là một phụ nữ quái gở cao ngạo, khó mà quý được, nhưng không ai nhìn thấy cô coi trọng vấn đề vệ sinh cũng như mức sống và nhu cầu tinh thần cô theo đuổi.

Vẫn là do sinh nhầm thời mà thôi.

Nhìn thấy Nghiêm Tương chơi một mình dưới bóng râm dưới mái hiên, Kiều Vi liền đi vào phòng làm việc.

Hôm nay, lúc đi qua căn tin và chợ nông sản, hiểu biết của cô về tiền bạc trở nên rõ ràng hơn. Cô mở ngăn kéo, lấy hộp sắt ra, đếm số tiền bên trong.

Có hơn một trăm đồng.

Lương của một công nhân bình thường khoảng ba mươi đồng, đủ nuôi sống một gia đình bốn hoặc năm người.

Chiếc hộp sắt này được đặt trong ngăn kéo, dùng để chi tiêu sinh hoạt trong nhà, do Kiều Vi quản lý.

Hơn một trăm đồng thật sự là một số tiền rất lớn.

Kiều Vi suy nghĩ một lúc rồi đứng dậy đi vào phòng ngủ, giẫm lên chiếc ghế sờ sờ trên nóc tủ.

Sau khi mò mẫm một lúc, cô tìm thấy một chiếc hộp sắt. Nhưng chiếc hộp này đã bị khóa lại, là một cái khóa sắt nhỏ

Kiều Vi lắc lắc rồi đặt nó về chỗ cũ.

Theo kí ức của nguyên chủ, chiếc hộp trong ngăn kéo dùng để đựng chi phí sinh hoạt, còn chiếc hộp giấu trên nóc tủ là đựng tiền tiết kiệm của cả nhà.

Nhưng nguyên chủ không biết trong nhà có bao nhiêu tiền tiết kiệm, mỗi tháng Nghiêm Lỗi đưa cho nguyên chủ 50 đồng để chi tiêu trong nhà, nếu không đủ anh có thể đưa thêm. Nhưng tiền luôn đủ dùng, thậm chí là rất dư dả.

Một chiếc váy liền thân có giá sáu bảy tám đồng, nguyên chủ nói mua là mua. Trong tủ còn có vài bộ.

Nguyên chủ trải qua cuộc sống không thiếu tiền, lại có quan hệ không tốt với Nghiêm Lỗi nên chưa bao giờ hỏi han về tiền tiết kiệm của gia đình.

Đừng trách Kiều Vi phàm tục, lúc này cô rất muốn học hỏi chuyện tiền bạc.

Cô đã trải qua những ngày cuối đời trong phòng bệnh, nhìn thấy quá nhiều hiện thực nhân gian. Càng đừng nói đến người cha kia, e là cô vừa xin tiền khám bệnh, ông ta đã trực tiếp đưa cô vào danh sách đen. Bạn trai của cô khi phải đối mặt với chi phí điều trị khổng lồ cũng phải lùi bước.

Con người phải sống thực tế chút. Kiều Vi muốn có cảm giác an toàn, thứ nhất, cô muốn một công việc có thể kiếm ra tiền, thứ hai, cô muốn hiểu rõ tình hình tài chính của gia đình mình.

Còn việc Nghiêm Lỗi và cô có nảy sinh tình cảm hay không chỉ là thứ yếu mà thôi. Đời trước Kiều Vi đã bàng quan trước hôn nhân của bố mẹ mình, đối với hôn nhân cô không có loại ảo tưởng của những thiếu nữ mới lớn.

Cất tiền và phiếu cẩn thận, Kiều Vi dọn dẹp nhà cửa, quét tước sạch sẽ một phen.

Đã lâu rồi cô chưa làm dọn dẹp. Trong bệnh viện, không gian thuộc về cô chỉ có một chiếc giường và một chiếc bàn đầu giường bệnh. Những người khác - bệnh nhân hoặc người nhà của họ - không hài lòng việc cô kéo rèm vì bọn họ cho rằng làm vậy ảnh hưởng đến sự thông thoáng của phòng bệnh.

Bây giờ đây là nhà của cô, phải yêu quý nó!!

Sau khi dọn dẹp phòng ngủ, phòng làm việc và phòng khách, cô bước vào phòng riêng của Nghiêm Tương, phát hiện phòng của đứa nhỏ ngăn nắp đến bất ngờ.

Ngày mùa hè, giường đất trải một chiếc mành tre cùng với chăn mỏng. Chăn được gấp gọn gàng. Dù các góc không được vuông vắn cho lắm nhưng Nghiêm Tương còn nhỏ, có thể thấy đứa bé đã cố gắng hết sức.

Kiều Vi bước ra khỏi phòng, trông thấy Nghiêm Tương vẫn đang chơi dưới bóng cây. Đứa trẻ này im lặng quá, đến mức giống như nó không tồn tại.

Nghe thấy bước chân, Nghiêm Tương ngẩng đầu mỉm cười với mẹ.

Nụ cười của trẻ con thật trong sáng.

Kiều Vi ngồi xổm xuống, hỏi: "Con tự mình gấp chăn hả?

“Vâng ạ!”

Kiều Vi sờ đầu cậu: "Tương Tương giỏi quá.”

Cô lại hỏi: "Sáng nay ai giúp con mặc quần áo vậy?”

Buổi sáng này cô dậy muộn, khi tỉnh dậy thì Nghiêm Tương đang chơi một mình, quần áo cũng đã mặc chỉnh tề. Kiều Vi nghĩ có thể là Nghiêm Lỗi mặc giúp con.

Nghiêm Tương ngẩng khuôn mặt nhỏ lên nói: "Con tự mặc ạ.”

Trông thật kiêu ngạo.

Kiều Vi không biết trẻ con ở tuổi này thì nên phát triển tới cỡ nào. Hình như trẻ em được dạy cách tự mặc quần áo và thắt dây khi vào mẫu giáo? Cô đã từng xem những video đáng yêu về mấy bạn nhỏ mẫu giáo thi đua thắt dây áo trên mạng.

Trong ấn tượng của cô, bộ đội có nhà giữ trẻ, nhưng những gia đình như Nghiêm gia và Triệu gia không cho con đi nhà trẻ vì vợ không ra ngoài làm việc. Cả hai đều ở nhà chăm sóc con cái.

Thành phố lớn có rất nhiều nhà máy và nhiều gia đình công nhân viên chức. Tuy nhiên, kinh tế ở những địa phương nhỏ thì kém phát triển hơn, cũng không giống với phụ nữ nông thôn đi làm việc đồng áng để kiếm tiền, ở đây đa phần đều là ở nhà giữ con.

Người thân quân nhân đều là người nhà của cán bộ sĩ quan, chồng kiếm được rất nhiều tiền, không mấy ai quan tâm vợ có kiếm được tiền hay không.

Cho nên Nghiêm Lỗi không cảm thấy Kiều Vi ở nhà nội trợ mà không đi làm thì có gì không ổn.

Trong sân còn có chậu quần áo bẩn chưa giặt. Kiều Vi xoa xoa đầu Nghiêm Tương, khen ngợi hai câu rồi đứng dậy đi giặt quần áo.

Hiện giờ trong cái nhà này Nghiêm Lỗi phụ trách kiếm tiền, vậy thì Kiều Vi phải đảm đương việc nhà, chuyện này thuận lý thành chương.

Kiều Vi tìm chậu rửa và bàn giặt, mang ghế đẩu nhỏ ngồi cạnh giếng bơm tay mà giặt. Sau khi giặt xong chậu quần áo, cánh tay và thắt lưng của cô gần như muốn phế đi.

Trước kia chỉ thấy kiểu giặt tay này trong phim truyền hình, diễn viên diễn trông rất nhẹ nhàng, không ngờ lại đòi hỏi thể lực nhiều như vậy.

Quần áo miễn cưỡng giặt xong, nhưng cô vắt không được, dù sao đây cũng là sân nhà mình, Kiều Vi liền để nguyên như vậy phơi lên.

Sau đó, Kiều Vi trở về phòng, trực tiếp bò lên giường.

Nghiêm Tương đi vào nhìn cô: "Mẹ, mẹ làm sao vậy?

“Phế rồi. "Kiều Vi uể oải nói.

Nghiêm Tương: "?”

Kiều Vi thở dài: "Giặt quần áo mệt đến nỗi tay mẹ không nhấc lên được.”

“Sao mẹ không để ba về giặt ? "Cậu chớp đôi mắt to, lông mi rung rung.

“Hả? "Kiều Vi sững sờ.

Tìm kiếm ký ức của nguyên chủ một lát.

Thật phiền phức, ký ức có phần rõ ràng lại mơ hồ. Trong ký ức của nguyên chủ, ấn tượng về  người chồng Nghiêm Lỗi lại là mờ nhạt nhất. Dường như nguyên chủ căn bản không muốn nghĩ đến anh chút nào.

Cần phải mạnh mẽ kích phát hoặc chủ động hồi tưởng mới có thể nhớ ra được.

Nhớ lại kỹ hơn, hóa ra chuyện giặt quần áo  trong nhà trước đây là Nghiêm Lỗi phụ trách.

Nguyên chủ chỉ giặt một ít đồ nhỏ. Đồ lớn tốn quá nhiều sức lực, nguyên chủ không làm nổi, dù sao đây cũng là thời đại chưa có máy giặt. Mọi công việc nặng nhọc và dơ trong nhà đều là Nghiêm Lỗi phụ trách.

Độ hảo cảm của Kiều Vi đối với Nghiêm Lỗi lại tăng lên.

“Mẹ, mẹ có muốn uống nước không?" Nghiêm Tương quan tâm hỏi.

“Muốn." Kiều Vi làm nũng với Nghiêm Tương.

Nghiêm Tương lập tức đi ra ngoài, chẳng mấy chốc đã mang một chiếc ly tráng men đi vào: "Đây ạ!"

Kiều Vi uống hết nửa ly nước từ tay Nguyên Tương.

Dù là con trai nửa đường nhận nuôi nhưng thực sự là một đứa trẻ không làm người ta lo lắng lại còn đáng mến!

Kiều Vi nào ngần ngại khen ngợi Nghiêm Tương mấy câu, cô không chỉ khen Nghiêm Tương mà còn bày tỏ sự vui vẻ và biết ơn với hành vi săn sóc của con.

Bộ ngực nhỏ của Nghiêm Tương càng ưỡn cao hơn, đôi mắt đen sáng lấp lánh.

Có một đứa con như thế này, cho dù Lâm Tịch Tịch có làm mẹ kế cũng sẽ không phải lo lắng. Có thể trở thành một mẹ kế tốt, tiếng thơm vang danh làng trên xóm dưới cũng không phải là chuyện lạ.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp