Hồ Sơ Mật Liên Xô

Hãy kín miệng kín mồm (2)


8 tháng

trướctiếp

Vận không may của gia đình cứ đeo đuổi cuộc đời của Sécgây cho tới sau khi ông mất. Ngay từ nhỏ Sécgây đã mất cả bố lẫn mẹ, chưa bao giờ nhận được tình thương của cha. Sécgây bị đi đầy ở Sibêri đã lấy một cô giáo ở địa phương. Họ không có con. A. Antônốp chứng thực rằng họ đã từng nuôi một cậu bé nhưng đến năm 14 tuổi bị ốm chết. Về sau Sécgây và Kinayta lại nuôi một bé gái tên là Aitơli dậy dỗ cháu ở nhà. Trước khi người cha nuôi mất không lâu thì Aitơli lấy chồng. Sau này chồng của cô đổi tên là Onchungnisítchơ.
Ban đầu Aitơli kể bí mật cho người quen. Sau này trong các trường hợp có tuyên bố cô là con đẻ của Sécgây. Cô là kết tinh của người cha sôi nổi, nhưng lại có cuộc sống ngắn ngủi. Kinayta nuôi bé gái trưởng thành, sau khi nghe những lời đó thì bà yêu cầu vợ chồng cô phải dọn đi nơi khác ở. Điều gì đã khiến cho Kinayta làm như thế? Phải chăng là hờn giận? Quả thật xét ở mức độ nào đó, sau khi Aitơli làm xong việc tang đã tìm cớ để lấy di sản của cha để lại. còn Đinaita nhận xét hành động vong ân bội nghĩa đó như thế nào?
Không phải chỉ riêng chuyện đó, mà vì nhiều chuyện khác thúc đẩy bà buộc phải cắt đứt quan hệ với cô con nuôi ấy. A. Antônốp chứng thực rằng, vợ chồng Aitơli vốn là gián điệp của Bộ dân ủy nội vụ. Stalin thông qua chúng để nắm được mọi cử chỉ hành động của Ônchungnisítchơ và bạn bè của ông. Sau khi Sécgây mất, có tin đôi vợ chồng trẻ này đã theo lệnh thu dọn và nộp lên trên tất cả bản thảo và những cuốn sách mà ông đã đánh dấu ở đó. Sau khi Kinayta biết được những hành động của vợ chồng Aitơli thì bà thẫn thờ cả người. Có tin trước khi bà mất được ít lâu, bà có viết thư cho Trung ương yêu cầu cấm Aitơli đến mộ của Sécgây. Có người suy đoán rằng, ngành do Bêria lãnh đạo đã triển khai công tác có hiệu quả, lấy biệt hiệu là con quỷ giám sát nhanh nhẹn đối với quả phụ Ônchungnisítchơ, đã ghi tất cả những nội dung mà Kinayta nói về cái chết của chồng mình.
Nhưng trước sau bà vẫn không để cho chúng nắm được đằng chuôi, để làm trái những điều bà thoả thuận với chúng trước thi hài ông chồng bà ngày 18 tháng 2 năm 1937. Vì thế ngành của Bêria để cho bà sống bình yên, không giống như những người bạn thân khác bị tai họa trong phong trào thanh trừng phản cách mạng. Dù cho sau khi Stalin mất, Kinayta vẫn giữ bí mật về nguyên nhân cái chết của chồng, mãi tới khi sắp mất mới nói ra sự thật về cái chết của chồng bà...
Gơrigôri thời nhỏ điềm đạm dễ thương, người trong làng không biết tại sao gọi cậu là Sécgây. Cậu nằm mơ cũng không nghĩ rằng sau này mình lại có kết cục như vậy. Chúng ta hãy nói về tình hình của Sécgây khi ở nhà vú nuôi. Khi cậu mới bảy tuổi, vú nuôi đưa cậu đến học ở Trường nhà dòng. Sau khi tốt nghiệp cậu vào học ở Trường đường sắt, nhưng sau một năm, do gia đình nghèo khó buộc phải trở về làng. Sau đó Simông Ônchungnisítchơ, một thày giáo cùng họ, đưa cậu đến một làng khác nuôi cậu ăn học ở một trường theo chế độ hai năm. Mùa xuân năm 1889 cậu tốt nghiệp ở trường đó. Trong cuốn sách có đóng bìa đẹp xuất bản nhân dịp chúc mừng Ônchungnisítchơ 50 năm nhân ngày sinh, kèm theo những bức ảnh quý của gia đình và các bản phô tô văn kiện, kể cả những báo cáo bí mật của cảnh sát nhưng điều kỳ lạ là trong cuốn sách lại không đề cập tới một việc sau đây, khi Sécgây vẫn còn là một học sinh ở trường theo chế độ hai năm, cậu đã bóc ảnh của Sa hoàng trên tường, rồi xé nát trước mặt mọi người, hành động đó nhằm kháng nghị nhà trường đã đuổi những học sinh con em nông dân nghèo. Mẩu chuyện tuyệt vời đó là khởi điểm của cuộc đời cách mạng của Sécgây và sau khi ông mất được xuất hiện trong các cuốn truyện của nhi đồng để kỷ niệm ông. Về sau cũng được trích dẫn vào sách cho mọi người cùng đọc. Có người hỏi nếu không có tình tiết này thì cuộc sống của Sécgây vẫn tràn đầy những sự kiện xuất sắc nhiều chiến công, tại sao lại phải thêm? Đây có lẽ là phục hồi theo truyền thống cũ chăng? Căn cứ vào những truyền thống cũ ấy, các anh hùng trước đây đều được khắc hoạ thành hình tượng thiêng liêng vĩ đại ngay từ thời niên thiếu đã bắt đầu làm nên những sự tích anh hùng.
Có văn kiện chứng thực lần đầu tiên Sécgây đi vào con đường cách mạng là lúc ông mười lăm tuổi đó là vào năm 1901, cũng là sau khi Tara - người anh họ của ông cùng với Paven Pakhavariôni, một người thân thích khác đưa ông đến Tibilitsi. Họ đưa ông đến học tập ở Trường y, thuộc Viện y khoa thành phố. Vì cậu mồ côi nên được đặc quyền mà không muốn, ở trường miễn phí. Từ 1901 đến 1902 trong thời gian học tập cậu đã tham gia vào những hoạt động của Tổ dân chủ xã hội phi pháp. Năm 1903, mười bảy tuổi vào Công đảng Dân chủ xã hội Nga. Lúc bấy giờ ông được Đảng ủy Tibthtsi ủy nhiệm lãnh đạo công tác "trung tâm học sinh" bí mật in ấn tài liệu bất hợp pháp, phân phát trong các xí nghiệp.
Tháng 12 năm 1905 lần đầu tiên ông bị bắt trong lúc đang bốc dỡ vũ khí. Không đến 6 tháng, ông đã hai lần tuyệt thực ở nhà tù Subumi; lần cuối cùng rất ngoan cường. Ai cũng lo cho sức khoẻ của chàng trai mười chín tuổi này, các bạn gom góp một số tiền lớn để bảo lãnh cho cậu ra tù. Viên giám thị cuối cùng động lòng. Cậu vừa được bảo lãnh ra khỏi nhà tù Subumi đã vội đến Tibihsi, sau đó là mít tinh rải truyền đơn họp Hội nghị tiểu tổ bí mật. Bọn mật thám hàng ngày theo dõi nên ông luôn đứng trước nguy cơ lại bị bắt. Rồi Sécgây quyết định ẩn náu ở nước ngoài. Ở Béclanh ông định vào đại học nhưng sau khi được tin từ Côcadơ về tổ chức Bônsêvích bị phá hoại, thì nhà cách mạng trẻ tuổi quyết định trở về. Ông đến giếng dầu ở Bacu làm y sĩ ở đó. Được ít lâu ông trở thành Thành viên ủy ban khôi phục thành phố Bacu. Sau đó lại bị bắt, được thả lại bị bắt.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp