Hồ Sơ Mật Liên Xô

Hãy kín miệng kín mồm (3)


8 tháng

trướctiếp

Trước đây thì tâng bốc ca ngợi ầm ĩ, nay thì đả kích và bôi nhọ nói xấu. Ít lâu nay ông được coi là lãnh tụ giành được hàng trăm thành tựu kinh tế vĩ đại, nhà xây dựng khu công nghiệp mới tài ba, nhà sáng lập công nghiệp luyện kim và công nghiệp hàng không. Sau này Iurian C. Mennốp, khi nói tới "Cuộc triển lãm thành tựu của chúng ta" do Sécgây tổ chức ở Viện bảo tàng Mỹ thuật tổng hợp trước Đại hội 18 Đảng cộng sản Liên xô rằng, những người sáng tạo chân chính ra thành tựu ấy, là những cán bộ cấp phó của ông, cũng chính là số người bị bắt trong những năm ấy. Các bạn trước đây có đọc kết luận trong bài của A. Aurốp sẽ có phản ứng gì? Bởi vì căn cứ vào kết luận ấy, việc Sécgây ra sức bảo vệ tính mạng của người bạn chiến đấu thân thiết của mình, thuần tuý chỉ là xuất phát từ ý nghĩ thực dụng, vì ông chỉ trải qua lớp học y sĩ, nếu không có sự hỗ trợ của Phiyatacốp, thì ông không thể lãnh đạo được công nghiệp. Aurốp viết, các nhà hoạt động và lãnh đạo đảng các cấp Xã hội chủ nghĩa đều hiểu rất rõ người lãnh đạo thật sự về công nghiệp hoá và công nghiệp nặng là Phiyatacốp. Còn Sécgây cũng hiểu rõ điều đó "Đồng chí cần tôi làm việc gì?". Sécgây hầu như đã từng hỏi Phiyatacốp "Đồng chí biết đấy tôi vừa không phải là kỹ sư, lại không phải là chuyên gia kinh tế. Nếu đồng chí cho rằng hạng mục này hay thì tôi sẽ giơ hai tay tán thành, và sẽ cùng với đồng chí tranh thủ ý kiến mọi người tại Hội nghị Bộ chính trị".
Iuri Phiyatacốp chắc chắn là một người được trời phú cho nhất trong đảng bônsêvích. Khi cách mạng tháng 10 kết thúc, tuy ông mới có 27 tuổi, nhưng đã làm công tác cách mạng 12 năm. Còn như Lênin đánh giá cao Phiyatacốp như thế nào, trong Di chúc của người có nhắc đến thì có thể rõ. Bởi vì trong di chúc của Lênin tất cả chỉ nêu sáu nhà hoạt động đảng nổi tiếng nhất. Phiyatacốp và Bukharin đều là những người trẻ tuổi ưu tú nhất, còn Phiyatacốp vẫn là 1 con người có ý chí siêu phàm và khả năng hơn người, một cán bộ lãnh đạo hành chính rất có tinh thần trách nhiệm.
Sau cách mạng tháng 10, Phiyatacốp từng làm ủy viên chính trị thống đốc ngân hàng quốc gia, chủ tịch đầu tiên của ủy ban nhân dân Ucraina, từng lãnh đạo ủy ban kinh tế Trung ương. Năm 1931 Stalin bổ nhiệm ông làm chức Phó trong ủy ban nhân dân công nghiệp nặng. Do Stalin chưa quên vào những năm giữa thập kỷ 20, ông từng tham gia phe Trôtxki cho nên không dám để ông làm chức trưởng. Aurốp rất hiểu Phiyatacốp, ông xứng đáng là người xuất sắc của nước Nga. Bề ngoài ông giống như người anh họ Tây Ban Nha của ông. Ông vừa cao lại gầy, râu mầu hung nhạt, mặc bộ âu phục ống tay ngắn. Do làm việc nhiều thiếu chất dinh dưỡng nên người ông gầy, da xanh tái. Ông không có cuộc sống riêng tư và không thuộc về bản thân. Trước ba giờ sáng ông chưa rời khỏi văn phòng. Công việc của ông đầy ắp. Một tuần có đến mấy ngày không kịp ăn cơm trưa. Sở dĩ chúng tôi quan tâm đến Phiyatacốp và sinh hoạt của ông là vì nghiên cứu mới nhất cho thấy vì cái chết bí hiểm của Sécgây có quan hệ mật thiết tới mấy ngày cuối cùng của vị cán bộ cấp phó thứ nhất bị bắt. Xin nói thêm cách nói của Khơrútsốp 30 năm trước đây đã công khai tuyên bố là Sécgây tự sát vẫn im hơi lặng tiếng thì nay có người ủng hộ. Iu Karapuhuốc là một trong những người đó. Tờ Tạp chí "quân cận vệ thanh niên" của ông đầu năm 1991 đã suy đoán về cái chết của Sécgây.
Nội dung của bài báo suy đoán là Sécgây cuối cùng đã tự sát. Vị học giả trẻ tuổi ấy có sự suy đoán như vậy là do sau khi thật sự nghiên cứu số phận sau cuộc chiến ở Vantơ Sơrêpiacơ. Đúng, tên Vantơ Sơrêpiacơ là Cục trưởng cục 6 tổng Bộ an ninh đế quốc phát xít Đức. Sau thất bại của bọn Đức quốc xã không lâu, y bị mọi người nhận mặt, bị bắt giam trong nhà tù với Gơrin ở Niurenbua một thời gian. Lúc bấy giờ y chỉ phó thác mặc trời, nhưng bỗng được đặc xá, Vantơ Sơrêpiacơ được thả, tùy ý đi đâu cũng được. Thế là tên đầu sỏ của phòng bảo an đối ngoại ấy của phát xít Đức được đàng hoàng cư trú ở phòng khám bệnh nổi tiếng của nước Ý. Y có thể tiếp phóng viên, viết hồi ký và tiêu tiền thoải mái. Bẩy năm sau chiến tranh, tức 1952 y chết về bệnh ung thư.
Song bỗng nhiên có bệnh đặc xá này? Tại sao sau chiến tranh tên Sơrêpiacơ không bị xét hỏi như những tên tội phạm chiến tranh khác? Tại sao Chính phủ Liên Xô không hề có biện pháp nào phán xét những tên lãnh đạo chủ yếu của Đức quốc xã. Câu trả lời của Carapunhuốc rất đơn giản, Vantơ Sơrêpiacơ đối với chúng ta chắc chắn đã giúp đỡ rất lớn về mặt nào đó. Những mặt nào hả? Vào thời gian nào hả? Trong thời kỳ chiến tranh thì tuyệt đối không thể có, bởi vì tình thế của Liên Xô và Đức lúc bấy giờ đều rất nguy cấp. Nên chỉ có trước chiến tranh thôi. Vậy thì trước khi đánh nhau với Đức, Sơrêpiacơ giúp đỡ chúng ta như thế nào? Vị học giả trẻ tuổi Carahuốc viết: Có thể là từ năm 1933 đến 1934 có một đường dây tình báo tuyệt mật do cơ quan tình báo Đức (được Sơrêpiacơ lãnh đạo) cơ quan tình báo Anh và cơ quan tình báo Liên Xô trong hệ thống Bêria (được Bêria, Stalin và Minrơnski lãnh đạo) tạo nên. Thông qua đường dây tình báo ấy, những người hoạt động bí mật phản cách mạng có liên quan đến Trôtxki tiến hành những hoạt động tình báo ở trong và ngoài Liên Xô đều có thể chuyển tới phía bên Stalin, sau đó truyền tới Tổng cục bảo vệ An ninh chính trị Quốc gia của ủy ban nhân dân Liên Xô, để bắt và chuyển giao cho cơ quan Tư pháp.
Sau khi Minrơnski chết, trạm cuối cùng của đường dây tình báo ấy còn lại một mình Stalin, Iu Carapuhuốc nhận định, những năm 30 chính nhờ có đường dây ấy mới đập tan được những hoạt động phản cách mạng bí mật của Trôtxki ở Liên xô. Vụ án Tukhasiépki có thể chứng minh đường dây tình báo này đã tồn tại. Khi bọn theo đuổi Trôtxki đang chuẩn bị thực thi kế hoạch của mình thì đã đặt cược toàn bộ cuộc đời mình vào Tukhasiépski. Tukhasiépski xuất thân từ một gia đình quý tộc. Y gần như tin tưởng rằng Stalin không có cách nào làm cho đất nước thoát khỏi vũng bùn của sự biến cách, hơn nữa sẽ xẩy ra những sự việc đáng sợ nhất. Đó là nước Nga sẽ ở vào tình trạng bị nô dịch khốn khổ hơn mấy trăm năm bị Mông Cổ chiếm đóng. Y nhận xét đường dây của Trôtxki là tuyệt đối chính xác, cần phải quay lại xã hội tư bản, chỉ có đợi sau khi giai cấp công nhân giành được thắng lợi ở mấy nước Tư bản phát triển nước Nga mới có cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa mới. Do phát xít phát triển ở châu Âu nên tình thế nước ta trở nên rất khó khăn.
Thế rồi Tukhasiepski cùng với bọn tay chân của mình đã giao động (trừ Primacôp ra, trong đó chẳng thiếu người xuất thân từ gia đình công nhân và nông dân nghèo khổ). Đúng, phải cứu nước Nga, thà để cho nó không phải là Xã hội chủ nghĩa, cũng phải làm cho nó thoát khỏi ách thống trị theo chế độ nô lệ của nước ngoài.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp