Hồ Sơ Mật Liên Xô

Một trăm ngày đông (2)


9 tháng

trướctiếp

Bốn năm trước đây, Lênin cũng tí nữa thì bị hy sinh. Lúc đó Người đang lặng lẽ đi trên mặt biển đóng băng, đến một hòn đảo ở gần đó để trốn lên một chiếc tàu thủy. Việc này xảy ra ở Phần Lan. Cảnh sát Nga đã cho người theo dõi Lênin trên đất Phần Lan. "Muốn đến hòn đảo đó, Lênin phải đi ba cây số”, Crúpxkaya kể lại: "Cho dù lúc đó là tiết tháng 12, nhưng các tầng băng lúc đó chưa hẳn đã đóng lại chắc chắn. Và lúc đó chẳng có ai tình nguyện vượt nguy hiểm để hộ tống Người đi, và lúc đó cũng chẳng có người hướng đạo. Cuối cùng có hai người nông dân Phần Lan uống rượu say quyết định hộ tống Người. Thế là trên mặt biển băng, người đã lủi thủi ra đi. Hai người nông dân và Lênin suýt nữa thì vong mạng - Tính mạng giữ được chỉ là do ngẫu nhiên..."

Lúc đi trên băng, Lênin vừa đi vừa nghĩ: "Nếu hy sinh như thế này thì thật là ngu xuẩn biết bao".

Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Lênin bị ám sát. Giáo sư B.C Vêsburốt thuật lại sự việc này sau: Khi đưa Lênin đã bị thương vào Điện Kremli. Người yêu cầu tất cả mọi người đều phải ra ngoài hết, chỉ trừ mình tôi được ở lại trong phòng, khi chỉ có hai chúng tôi ở trong phòng, Người hỏi tôi: "Tôi sắp đi rồi phải không? Nếu như sắp hy sinh thật, xin hãy nói trực tiếp cho tôi biết, để tránh có việc gì tôi chưa làm xong mà đã hy sinh rồi".

Trong cuốn nhật ký của Camênhép có đoạn viết:

"... Nếu như tôi bị ám sát, nhờ các đồng chí xuất bản hộ tôi cuốn sách này "Chủ nghĩa Mác bàn về nhà nước" (ở Stôckhôm - Thụy Điển bị nhỡ chưa in được), bìa sách nên màu xanh...". Camênhép nhắc lại "Giả dụ tôi hy sinh"mà chỉ nói với giọng chế diễu rằng, "Nếu như tôi bị ám sát".

Crúpxkaya đã chỉ ra: "Trong cuộc đời mình, Lênin luôn rơi vào những cảnh ngộ kề cận với cái chết. Điều này vẫn còn hằn lại những vết tích trên thân thể Người. Nhưng những điều đó không làm cho Người bị thấp hèn đi.”

Nhưng, Lênin lại rất sợ khi thần kinh trong trạng thái tê liệt lúc chờ đợi cái chết. Năm 1922, Lênin nhớ lại lúc Lapác đã tự nguyện buông xuôi cuộc đời, thì Người đã nghĩ đến việc cho gọi Stalin đến gặp mình.

Cho đến nay việc nghiên cứu thời kỳ cuối đời của Lênin ít được chú ý. Nói đi nói lại vẫn là những mẩu chuyện đã bị cắt xén sửa đổi của những năm trước đây, những mẩu chuyện đó thường là có vẻ giống nhau. Trước đây khi chính giới nghiên cứu về cuộc đời của Lênin đã không đi sâu vào vấn đề này, không tổng hợp những tài liệu có liên quan đến bệnh tật và hành vi của Người khi chờ đợi cái chết. Vì thế các nhà sử học coi đó là việc đánh giá thấp ký ức của họ. Tính công khai đã mở ra bức màn cực kỳ bí mật trong suốt những năm qua về nguyên nhân cái chết thần bí của nhà cải cách vĩ đại của thế kỷ 20. Để tiến hành bảo vệ bí mật các tài liệu liên quan đến bệnh tình của Lênin, ngay lập tức nó được đưa vào kho bảo quản theo chế độ lưu trữ đặc biệt, đưa tất cả các tài liệu in ấn có liên quan đến những ngày cuối cùng trong cuộc đời Lênin và cái chết của Người đi tiêu hủy. Cách làm này đã làm tăng thêm nhiều kiểu tin đồn khác nhau của mọi người. Và điều đó khiến người ta nghi ngờ cuốn sổ khám bệnh của Lênin do nhà nước công bố.

Cần phải đi tìm những tài liệu viết tay! Phải nói là ở nơi nào đó, nhất định có những chứng cứ của những người đã chứng kiến sự việc, nhật ký của người đương thời, những người thân của Lênin, các bác sỹ đã từng chữa bệnh cho Người thời gian đó. Những người Bônsêvích lão thành nói, trong mấy năm đầu sau khi Người mất, trên báo chí có đăng tải rộng rãi hồi ký của Lênin. Tóm lại, là cần phải đi tìm. Đúng vậy, tuy hy vọng rất nhỏ bé. Vì thời kỳ đó, người ta rất sợ hãi nên đã đem tất cả những cuốn tạp chí, báo chí có đăng những bài có liên quan đến cái gọi là "mưu phản"đem đốt hết, bán chúng làm phế liệu. Cho dù có như vậy thì vẫn cứ phải đi tìm lại - Có quyết tâm chắc chắn sẽ làm được.

Thật may mắn cho tôi, trong đống đồng nát, tình cờ tôi đã nhìn thấy một cuốn tạp chí có tiêu đề "Tia lửa của chúng ta", chính do cái đầu đề cuốn tạp chí và cái màu vàng cũ kỹ đã lâu năm của nó đã khiến tôi chú ý đến nó. Cuốn tạp chí này không có điểm nào trùng với tờ báo "Tia lửa" do Lênin sáng lập và chủ biên. Nó là tờ báo của cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng Cộng sản Nga (Bônsêvich) tại học viện quân y Hải lục quân công nông mỗi tháng xuất bản một kỳ. Tôi nghĩ rằng, nội dung xuất bản của nó mang tính chuyên môn hẹp, chuyên môn về ngành y, do vậy mà chưa chắc đã có tác dụng gì đối với tôi, lúc đó tôi hơi thất vọng và đã định bỏ nó vào vị trí cũ nhưng lại nghĩ cứ lật thử xem có may mắn hay không và thật ngẫu nhiên, tôi đã tìm đúng được một bài, chỉ đọc mấy chữ đầu thôi đã khiến tôi như muốn ngưng thở: "Kính thưa các đồng chí, đây là lần đầu tiên tôi muốn kể lại những sự việc có liên quan đến bệnh tình của Vlađimia Ilích Ulianốp Lênin lúc người còn sống. Bài viết này tôi viết lại những gì tôi nhớ lại thời kỳ đó..."

Quyển tạp chí bên ngoài không đẹp lắm, xuất bản với số lượng ít, nhưng rõ ràng có đăng hồi ký của một bác sĩ đã từng chữa bệnh cho Lênin. Trong lòng tôi rất muốn biết: Tác giả là ai? Đó là giáo sư, bác sĩ Vichto Auxipốp. Năm 1915, ông nhận chức Chủ nhiệm khoa thần kinh của học viện y khoa Sanh Pêtécbua, Năm 1917 ông là chủ tịch Hiệp hội các nhà thần kinh học Sanh Pêtécbua. Năm 1933 ông là nhà khoa học được Nhà nước Nga phong tặng, Nhà khoa học công huân liên bang Xô Viết, Năm 1939 ông trở thành viện sĩ thông tấn Viện Khoa học, năm 1944 ông là viện sĩ Viện y khoa Liên Xô. Ông mất năm 1947. Cuốn tài liệu này đã nằm trong kho lưu trữ đặc biệt suốt hơn nửa thế kỷ qua. Những lời văn trong đó của Giáo sư rất dài, do vậy tôi xin được trích ra những nội dung chủ yếu. Thậm chí một số việc mà mọi người chưa được biết cũng xin được kể lại.

Trong đoạn đầu, tác giả viết: Là một bác sĩ, tháng 5 năm 1923, ông có cuộc gặp với Lênin. Và từ đó đến khi Lênin mất, bác sĩ dường như chỉ ở cạnh Lênin.

Có thể chia thời gian mà Lênin đã thọ bệnh ra làm ba thời kỳ. Giáo sư viết: "Thời kỳ thứ nhất bắt đầu từ tháng 3 năm 1922, thời kỳ thứ hai là tháng 12 năm 1922, thời kỳ thứ ba là tháng 3 năm 1923. Việc chia giai đoạn như vậy đã chỉ rõ ra rằng, quá trình từ lúc người sinh bệnh đến phát bệnh là ngày càng nặng lên, theo hình thức nhảy cóc. Tức là có những khoảng thời gian bệnh của Người đã có lúc thuyên giảm, Người đã cảm thấy sức khỏe tốt lên nhiều, nhưng giai đoạn sau bệnh lại tăng thêm lên tiếp tục phát triển. Bệnh của Người phát triển đều đều không đột ngột. Ví dụ, lần thứ nhất vào tháng 3 năm 1922 trước khi phát bệnh, Người đã có một giai đoạn ủ bệnh, lúc đó bệnh của Người chưa đến mức làm cho mọi người phải chú ý, ngay bản thân người bệnh cũng không để ý đến lắm. Do vậy mà việc xác định thời gian nào Lênin bắt đầu mắc bệnh là một việc rất khó. Nhưng thời gian Lênin phát bệnh là tháng 3 năm 1922. Điểm này có một số chứng cứ là: Những người ở bên cạnh Lênin nói, Lênin thỉnh thoảng vẫn nói với họ, Người cảm thấy khó chịu, có lúc Người cảm thấy có những triệu chứng của bệnh tật ngày càng nặng hơn, khiến Người không thể không lo lắng".

Ví dụ, khi Lênin đi săn, có lúc Người ngồi dưới gốc cây, tay Người mân mê chân phải, chúng tôi hỏi nhỏ, Người làm sao vậy? Người trả lời: "Đi mệt quá, nghỉ lát đã”. Giáo sư Auxipốp cho rằng, Lênin lúc đó tự mình cũng có thể biết được sức khỏe của mình không còn tốt nữa. Nhưng Người không để ý, thậm chí Người còn giấu biệt việc này với mọi người xung quanh. Lênin luôn đặt mục tiêu cao cả của mình lên trên hết, và Người nguyện hy sinh sức khỏe, lợi ích cá nhân mình để thực hiện mục tiêu cao cả ấy.

"Nhưng từ tháng 3 năm 1922 trở đi" Giáo sư nói tiếp:"Đã bắt đầu xuất hiện nhiều hiện tượng làm mọi người xung quanh phải chú ý... nó thường được biểu hiện như: Thường bị mất đi cảm giác trong thời gian ngắn, bị tê liệt nửa người bên trái”. Đây là hiện tượng

xảy ra rất ngắn: Tay phải bị tê, sau đó rất nhanh các cơ năng phục hồi trở lại. Nhiều lúc khả năng biểu đạt tiếng nói bị mất đi, sau đó trong vài phút, Người không thể tự biểu đạt được tư tưởng của mình. Những biểu hiện như vậy cứ lặp đi lặp lại mỗi tuần khoảng vài lần. Thời gian kéo dài không lâu lắm, từ 20 phút đến 2 giờ đồng hồ, nhưng không bao giờ vượt quá 2 tiếng. Có khi đang đi, đột nhiên lại phát bệnh. Người tự nhiên ngã quay ra đất phải một lúc sau, khả năng biểu đạt ngôn ngữ lại được phục hồi trở lại, Người lại tiếp tục công việc của mình. Trong thời kỳ này, các bác sỹ, Giáo sư trong và ngoài nước cũng đã được mời đến đây. Từ đó trở về sau Lênin phải chịu sự giám sát của họ. Thời kỳ đầu Người ngã bệnh, vào khoảng trước tháng 3, có một số bác sỹ đã khám bệnh cho Người, nhưng họ không phát hiện ra các hiện tượng đã làm tổn hại nặng đến não bộ của Người. Bệnh tình của Người được giải thích là do làm việc quá căng thẳng. Chính vì vậy mà Lênin đã nói với mọi người là Người chỉ làm việc từ 6 đến 8 giờ trong một ngày, nhưng ngược lại, Người luôn luôn làm việc không hạn chế về thời gian, thậm chí có lúc Người còn làm việc thâu đêm.

Như vậy, là phải ép buộc Người nghỉ ngơi. Đưa Người đến sống tại vùng ngoại ô Mátxcơva, sống tại một nơi có cánh đồng rộng lớn, đó chính là làng Goocki, nơi ở và làm việc của Lênin trước khi Người mất. Hiệu quả của công việc điều dưỡng rất tốt, đến tháng 8, Lênin thấy khỏe trong người, Người hy vọng có thể tiếp tục làm việc, bệnh tật dường như đã hết, những cơn đau đầu cũng hết luôn. Nhưng cho dù như vậy, phải đến tháng 10, Người mới có thể quay về cương vị công tác cũ được nhưng phải hạn chế. Chính trong thời kỳ này Người cảm thấy rất hài lòng về sức khỏe của mình, thậm chí Người còn không chú ý gì đến lời dặn dò của bác sỹ, Người thường phát biểu một mạch rất dài. Ví dụ như trong Hội nghị quốc tế cộng sản lần thứ nhất, Người đã phát biểu liên tục 1 tiếng 20 phút, mà lại dùng tiếng Đức để phát biểu. Tình trạng sức khỏe này kéo dài đến tháng 12, sau đó nó bị suy giảm do bệnh tật, tái phát.

Điều này được thể hiện rõ là nửa người bên phải của Người bị tê liệt nhưng khả năng nói lúc đó vẫn chưa bị tổn thương. Qua một thời gian điều trị, chứng tê liệt đã giảm hẳn. Khả năng vận động, đi lại đã tốt lên nhiều nhưng không thể trả lại được khả năng vận động như ban đầu. Bệnh vừa đỡ một chút, Người lại tiếp tục lao vào công việc, Người đọc cho nữ thư ký và người tốc ký chép lại những điều suy nghĩ của Người. Mấy chương cuối cùng của một cuốn sách, Người đã hoàn thành trong tháng 2 năm 1923".

"Từ tháng 3, thời kỳ thứ 3 của bệnh tật lại bắt đầu”. Giáo sư Auxipốp chỉ ra: Biểu hiện tê liệt ở tay phải và chân phải ngày càng trầm trọng, khả năng phát ngôn cực kỳ kém. Mỗi khi Lênin muốn nằm lên giường, Người tự mình đã không thể nói ra được ý muốn của mình, mà trong mồm chỉ lắp bắp được vài tiếng, sau đó phải ra hiệu bằng tay. Người cũng không thể hiểu hết được những điều mà mọi người xung quanh nói. Lần đầu tiên tôi gặp Lênin vào tháng 5 năm 1923, lúc đó tôi đi cùng các Giáo sư khác. Bệnh tình của Lênin lúc này đã rất nghiêm trọng, và bệnh còn kéo dài bao lâu, lúc đó không thể chẩn đoán được là bệnh tình của Người liệu có chuyển biến hay không, sức khỏe của Người liệu có hồi phục được hay không.

Nhưng với thể chất cứng cỏi của người bệnh, cộng với sự tận tâm của các bác sĩ điều trị, bệnh tình của Lênin đã bắt đầu có những chuyển biến tốt. Trong khoảng ngày 20 tháng 5, Người lại một lần nữa được đưa từ Điện Kremli đến làng Goocki. Lúc đó đã phải áp dụng biện pháp đề phòng rất cẩn mật để Người đi bằng ô tô. Để tránh sóc và bụi bặm, xe đi rất chậm, cuối cùng đến nơi an toàn. Ở làng Goocki Người cảm thấy tốt lên nhiều, Người thấy rất vui khi tiếng nói được phục hồi trở lại.

Do vậy, đã có một chuyên gia ngôn ngữ được đặc cách mời riêng tới để luyện tập cho Người. Qua một tháng luyện tập đã có kết quả nhất định: Người có thể nghe hiểu đầy đủ những điều mà những người xung quanh nói. Nhưng đến khoảng ngày 22 tháng 6, bệnh tình của Người lại có hiện tượng xấu đi nhiều, đây cũng là lần xấu đi cuối cùng, nó kéo dài đến ngót một tháng. Sự mất ngủ luôn dày vò Người, đã xuất hiện những hiện tượng ảo giác kém ăn bồn chồn, đau đầu. Đặt Người nằm trên xe đẩy đi lại ở trong phòng khiến đầu Người đỡ đau hơn.

Vào hạ tuần tháng 7, bệnh tình của Người không có chiều hướng xấu đi thêm nữa. Tình trạng sức khỏe đã tốt hơn lên chút ít. Lênin đã có thể ngồi xe ô tô đi đến một số công viên ở vùng lân cận. Giấc ngủ của Người đã hồi phục trở lại, ăn đã ngon miệng hơn, sức khỏe đã tốt hơn. Người đã vui mừng khi. thấy năng lực nói chuyện đã được hồi phục. Lần này Lênin ra hiệu cho Crúpxkaya phải kiên quyết giúp đỡ Người luyện tập để có thể nói được.

Hiển nhiên là Người không muốn bất kỳ một người nào khác nhìn thấy hậu quả tật bệnh của mình. Mà điều này chắc chắn làm Người không vui.

"Khả năng hiểu được toàn bộ ý nghĩa lời nói của mọi người đã hoàn toàn được khôi phục. Vì thế người bắt đầu cảm thấy hứng thú những nội dung các bài báo, Crúpxkaya đọc cho Người nghe các bài xã luận trên báo, các điện báo, các tài liệu khác và những thứ mà Người thích. Vì trước đây Lênin cũng đã từng viết báo, do vậy Người nắm bắt nội dung các bài báo rất nhanh. Mở một tờ báo ra, Người đã biết xã luận nằm ở chỗ nào, điện báo nằm ở đâu, sau đó Người cầm tay bà gõ gõ vào những chỗ có nội dung hay mà mình cảm thấy thích thú. Có những lúc gặp những bài báo có nội dung dễ làm xúc động lòng người, Crúpxkaya đã không dám đọc cho Người nghe. Còn những chỗ nào Người thích, Người liền yêu cầu Crúpxkaya đọc lại. Người còn có thể nhớ được những con số. Người phân biệt rõ đâu là báo mới, đâu là báo cũ. Nhưng khả năng biểu đạt ngôn ngữ của Người chưa được tốt lắm. Người chỉ có khả năng sử dụng được một số ít từ đơn, nhưng cũng rất hạn chế, do vậy mà việc giúp Người luyện tập chỉ là giúp Người nhắc đi nhắc lại một vài từ đơn để từ đó dần dần có khả năng khôi phục được khả năng biểu đạt ngôn ngữ”.

Vào tháng 3 năm 1923, đây là thời kỳ bệnh ngày càng nặng. Người không chỉ bị mất đi khả năng nói, mà Người còn bị mất đi khả năng đọc. Bây giờ khả năng đọc đã dần được phục hồi, Người có khả năng phân biệt được sự khác biệt của một số từ đơn với chữ cái. Khi đưa cho Người xem một bức tranh, Người có thể nói được trong tranh có những vật gì, và việc dùng tay trái tập viết cũng được tiến hành.

"Nói đến đây chắc các bạn sẽ đưa ra một vấn đề”. Giáo sư nói, "Vậy cuối cùng thì Người mắc bệnh gì? Bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải, nhưng lại hiểu lời nói của người khác. Lênin bị mất đi khả năng đọc và độc lập nói chuyện, nhưng lại có thể nhắc đi nhắc lại một số từ đơn.

Các bạn có biết không, trong bộ não của chúng ta đang tồn tại một số bộ phận nào đó, não bộ trung ương thần kinh quản về vận động của cơ thể và quản về lời nói. Ví dụ, ngôn ngữ nằm ở bên trái bán cầu đại não, chúng ta đều đã biết, mỗi một nửa bán cầu đại não phụ trách một nửa cơ thể con người.

Lênin bị liệt cơ thể, và việc phân bổ các khu vực có liên quan đến thần kinh trung ương của bộ não bị trục trặc. Do vỏ đại não bị tổn thương nên đã dẫn đến khả năng biểu đạt ngôn ngữ cũng có vấn đề”.

Tiếp theo, Giáo sư Auxipốp đã giải thích về bệnh tình của Lênin trên góc độ y học như sau: Vùng não vận động của bán cầu đại não trái của Lênin đã bị tổn thương, hơn nữa diện tích tổn thương này là rất lớn. Ngay từ đầu, Lênin đã không thể hiểu hết lời nói. Điều này có nghĩa là, vùng xương sọ bên phải phía sau tai đã bị tổn thương. Việc Người có thể nhắc đi nhắc lại được một số từ đơn, nhưng Người không thể nói được. Vì sao vậy? Nguyên nhân của hiện tượng này là do, trong ký ức của Người, chỉ còn nhớ được các từ đơn trong não bộ, mà thông qua ngôn ngữ khác nhau, dây thần kinh trung ương đã bị đứt đoạn. Kết quả là con đường thông từ trung ương khu thần kinh đến bộ máy ngôn ngữ bị đứt quãng, nên Người không thể nói được.

Lênin tại sao không thể đọc được? Trong não của Lênin cũng tồn tại một dạng như vậy ở trung ương thần kinh làm mất đi khả năng đọc của Người. Trung ương thần kinh bị thương tổn với diện tích lớn đã làm Người không thể đọc hiểu. Mắt của Người có thể nhìn được, nhưng Người không thể đọc được, Nguyên nhân là do Trung ương thần kinh có liên quan trực tiếp đến vùng xương sọ phía sau cũng bị thương tổn. Và bán cầu đại não phải của Người cũng bị thương tổn.

Bệnh tình đã có chút chuyển biến tốt, thế nhưng đến khoảng trung tuần tháng 10 lại xuất hiện tình trạng nguy hiểm. Đúng vậy, chính trong thời gian này, Lênin tự mình cảm thấy sức khỏe đã tốt lên nhiều. Người thường dành nhiều thời gian đứng lâu ở ngoài trời hoặc đi ô tô vào rừng để thay đổi không khí, nhưng sau khi xuống xe Người phải dùng xe lăn và phải có người giúp Lênin đẩy xe lăn. Vào hạ tuần tháng 10, tình trạng bị mất tri giác trong một thời gian ngắn lại bắt đầu tái phát. Mỗi lần như vậy kéo dài từ 15 đến 20 giây. Mới đầu số lần không nhiều, mỗi tuần từ 3 đến 4 lần. Sau này thì cường độ ngày càng dầy lên. Trong đó có một lần bị co giật. Điều này đã chứng tỏ rằng vỏ đại não đã xuất hiện tình hình rất xấu rồi.

"Ngày 20 tháng 1, Lênin cảm thấy khó chịu toàn thân. Người hoàn toàn không ăn uống gì, ủ rũ mệt mỏi, chẳng muốn làm gì cả, Người nằm trên giường, các bác sĩ phải cho Người ăn thức ăn lỏng. Người chỉ vào mắt mình và ra hiệu cho các bác sĩ thấy mình rất khó chịu ở mắt. Thế là lập tức Giáo sư nhãn khoa Avenbakhơ được điều động từ Mátxcơva tới để khám mắt cho Người. Việc quan sát mắt có ý nghĩa các kỳ quan trọng. Vì mắt và não có quan hệ mật thiết với nhau. Não bị ứ máu hoặc cung cấp máu không đủ lập tức sẽ xảy ra hiện tượng xung huyết ở đáy mắt. Giáo sư Avenbakhơ đã nhận được sự đón tiếp cực kỳ trọng thị của bệnh nhân, Giáo sư cảm thấy rất hài lòng ở chỗ, trong khi dùng bảng kiểm tra thị lực để kiểm tra, Giáo sư thấy bệnh nhân đã có thể đọc được chữ cái. Giáo sư đã kiểm tra đáy mắt của Lênin cực kỳ kỹ lưỡng, nhưng Giáo sư không phát hiện có gì lạ cả.

Đến ngày thứ 2 rồi mà bệnh nhân vẫn cứ mệt mỏi. Người đã nằm trên giường gần 4 tiếng đồng hồ. Tôi cùng Giáo sư Phơsíttơ (người này được Bulêlapxki mời tới từ Đức vào tháng 3 năm 1922) tới thăm bệnh cho Người. Chúng tôi thăm bệnh cho Người 3 lần: Vào sáng sớm buổi trưa và buổi tối. Khi biết Người muốn ăn gì, tôi đã đồng ý bón cho Người. Khi chuông đồng hồ điểm 6 tiếng, cảm giác khó chịu lại tăng lên, tri giác bị mất hết. Chân tay co giật, thậm chí cả nửa người bên phải, đầu gối phải không thể co duỗi. Nửa thân bên trái cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng co giật, hô hấp gấp gáp, tim đập không bình thường, mỗi phút chỉ thở 36 lần, tim co bóp 120 đến 130 lần /phút, đã xuất hiện tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nhịp hô hấp không đều, không tuân theo quy luật thông thường thì điều này biểu thị cái chết đang đến gần. Nhưng qua một lúc, nhịp thở lại tương đối đều. Sô lần hít thở cũng đã giảm xuống còn 26 lần /phút. Mạch giảm xuống còn 90. Lúc này chúng tôi đi kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể của Lênin, nhiệt kế chỉ 4203, các cơn co giật đã làm cho thân nhiệt tăng cao. Và cột thủy ngân của nhiệt kế vẫn còn tiếp tục tăng đến mức không còn chỗ trống trong nhiệt kế nữa.

Một lát sau, các cơn co giật đã bắt đầu giảm đi chút ít, chúng tôi đang hy vọng rằng lần tái phát này sẽ kết thúc một cách thuận lợi. Nhưng đúng 6 giờ 50 phút, đột nhiên máu lại dồn lên mặt, mặt Người đỏ bừng bừng, cùng lúc đó Người đã ngưng thở. Các bác sỹ vội tới hô hấp nhân tạo cho Người. Công việc này được tiến hành trong 25 phút nhưng không còn một chút hiệu quả nào. Hệ hô hấp và tim ngừng đập, dẫn đến cái chết của Người".

Ngày tiếp theo, mọi người tiến hành xử lí bảo quản thi hài của Người. Đến nay, khi chúng ta quay lại tìm hiểu, thì vẫn cứ có nhiều kiểu nhận định khác nhau về vấn đề này. Nhưng trước mắt mọi sự chú ý đều đổ đồn vào kết quả giải phẫu của các chuyên gia, Giáo sư mà đứng đầu là viện sỹ Abulikhasốp và Giáo sư Auxipốp. Trong khi giải phẫu họ phát hiện thấy huyết quản động mạch của bệnh nhân đã bị mở rộng, do vậy mà động mạch bị cứng lại rồi xơ vữa.

Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, các chất cặn đọng lại ngày một nhiều đã làm giảm dần tính đàn hồi của động mạch. Nhưng ở giai đoạn tuổi trung niên, việc mắc các bệnh này là tương đối nhẹ, đến khi già nó mới trầm trọng. Mà Lênin mới chỉ có 53 tuổi, việc động mạch của Người bị cứng lại là hơi sớm. Điều này do Giáo sư Pêtrôxốpxki kết luận cùng với Giáo sư Auxipốp - một nhà thần kinh học kiệt xuất của nước Nga. Như vậy là ở đây lại phát sinh thêm một vấn đề: Vì sao một người chỉ mới 53 tuổi, có một cuộc sống điều độ, không uống rượu, không hút thuốc lại bị mắc loại bệnh này?

Giáo sư Auxipốp đã trả lời như sau: "Chúng tôi đã tìm thấy đáp án cho vấn đề này, là do tính di truyền. Cha của Lênin cũng chết đúng 53 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông cũng là sơ cứng động mạch não. Nhưng mẹ của Lênin chết muộn hơn, bà sống đến năm 70 tuổi và cũng bị chết vì sơ cứng động mạch. Nhưng ở tuổi bà mà bị chết vì bệnh này thì không lấy gì làm lạ cả. Do yếu tố di truyền và một loạt các nhân tố khác trong cuộc sống đã làm cho bệnh của Người sớm phát tác. Các nhân tố khác chính là cường độ làm việc của não Người quá căng thẳng. Ví như nhớ lại thời kỳ Người bị đi đày ở Sibêri và những chấn động thần kinh mà Người gặp phải. Mỗi khi nhớ lại những ngày gian khổ để làm cách mạng và gánh vác những trọng trách nặng nề thì rất dễ tưởng tượng ra rằng, một con người đã từng trải qua biết bao nhiêu những giây phút biến động đầy trắc trở như vậy, đã gánh vác quá nhiều trọng trách như vậy, tất yếu sẽ đẩy nhanh quá trình di truyền của căn bệnh".

Người ta tiến hành giải phẫu thi hài Lênin trong vòng 4 tiếng đồng hồ ở làng Goocki. Ngoài những cái tên được ghi trong cuốn sổ chẩn đoán giải phẫu như Abulikhasôp, Auxipốp còn có các bác sỹ nổi tiếng trong và ngoài nước như Bônếch, Grinđê, Yrikhitôp, V.Y.Nrôchanôp, A.Achêrên, Vêlistơraptôp, B. C Vesburôt. Cuốn sổ ghi quá trình giải phẫu Lênin hiện vẫn được bảo quản tại Viện bảo tàng Lênin ở Mátxcơva. Trong văn kiện này có ghi chép nhiều thuật ngữ y học. Tôi chỉ viện dẫn ra đây kết luận cuối cùng. Đây là những giải đáp chính xác và rõ ràng về những kết luận cuối cùng bệnh tình của Lênin.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của Người là do động mạch máu não của Người đã bị lão hóa quá sớm, do đó đã xuất hiện hiện tượng bị kích vỡ nhiều chỗ ở động mạch não. Mà các khe hở ở não rất hẹp, làm cho máu lưu thông không được, dẫn đến tổ chức ở não bị nhũn ra, gây nên các căn bệnh của Người như (tê liệt, nói khó khăn, mất tri giác...) còn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Người bao gồm 2 nguyên nhân chính:

Thứ nhất: Tuần hoàn, máu ở não gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai: Màng não bị xuất huyết ở bốn chỗ.

"Làng Goocki ngày 22 tháng 2 năm 1924".


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp