Hồ Sơ Mật Liên Xô

Một trăm ngày đông (3)


9 tháng

trướctiếp

Các tài liệu về việc giải phẫu của Người liệu đã được công khai chưa? Uy viên nhân dân Ximarêkhơ thuộc ủy ban nhân dân bảo vệ sức khỏe cán bộ đã có công sưu tập rất tỷ mỷ và giới thiệu tập hồi ký nghiên cứu công việc giải phẫu thi hài Lênin được đăng trên báo "Tin tức" ngày 25 tháng 1 năm 1924. Ông nhấn mạnh rằng, cơn tai biến mạch máu não đã làm tổn thương đến não và khí quản của một con người luôn luôn phải căng thẳng với công việc.

Bệnh tật thông thường thôi, cũng đủ làm tổn thương đến cơ thể vốn đã rất yếu của Người, mà bộ não của Lênin lại đang rất yếu, hơn nữa Người luôn ở vào trạng thái làm việc quá căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi. Chính vì các hoạt động trí não quá căng thẳng và những xúc cảm mạnh đã là những đòn đầu tiên giáng vào bộ não của Người.

Điều này có thể lý giải được là vì sao công việc trị bệnh cho Người lại không mang lại kết quả, tất cả mọi biện pháp chữa trị đều không thể phục hồi lại được tính đàn hồi của các mạch máu não, nhất là khi bệnh của Người đã chuyển sang đến giai đoạn bị vôi hóa. Có thể nhận thấy rõ là Lênin đã mắc vào căn bệnh này không phải 5 năm, hay 10 năm. Nhưng chính Người đã không sớm quan tâm đến nó. Nếu như sớm phát hiện ra nó và được điều trị kịp thời thì bệnh của Người có thể không trị hết tận gốc nhưng cũng có thể ngăn chặn được rất nhiều.

Những người có thẩm quyền trong ngành y cho rằng, ca phẫu thuật của Lênin là cực kỳ thành công. Ngoài việc giải phẫu ra, Giáo sư Abulikhasôp còn tiến hành các nghiên cứu tỷ mỷ vào tháng 2 năm 1924. Chính từ các nghiên cứu tỷ mỷ này, Giáo sư đã rút ra kết luận trong báo cáo: Một lần nữa có thể khẳng định: "Hệ thông động mạch bị vỡ, và diện tích đại não bị tổn thương quá lớn là cơ sở của mọi biên cố, cho dù hệ thống huyết quản và khí quản đều không thấy có bệnh gì đặc biệt".

Để nói rõ kết luận cuối cùng này, chúng tôi cần phải trở lại hồi ký "không công khai" của bà Crúpxkaya, ở trang 31có viết: "Bất luận là thế nào, tất cả các bác sĩ đều phải thừa nhận là bệnh tình của Vlađimia Ilích Ulianôp Lênin là cực kỳ trầm trọng”. Mặc dù trong ngày thứ hai Crúpxkaya đã nói với Rôsêlimô là "Tình hình lúc này đã cực kỳ nghiêm trọng rồi, chỉ có làm thay đổi tình hình bằng cách làm mất đi độc tính trong máu thì mới có hy vọng phục hồi". Nhưng điều mà Rôsêlimô nói lại không diễn ra. Giáo sư P.A.Grindê đã dự báo cực kỳ bi quan, cho dù Trôtxki đã nói, ông ta đã "công khai thừa nhận là không thể hiểu được căn bệnh của Lênin".

Tôi nghĩ rằng, hai bản tài liệu cấp 1 trước đây mà mọi người chưa biết, nên đã làm cho những lời đồn nhảm về bệnh tật và nguyên nhân cái chết của Lênin được lan truyền mãi không dứt.

Những năm trước đây, chưa từng tổ chức giám định khoa học một cách thật sự đối với những tài liệu có liên quan đến bệnh tật của Lênin. Ý đồ thực của việc ngăn chặn mọi lời đồn đại là gì vậy? Bởi vì có tin cho rằng, tại một nơi cực kỳ bí mật nào đó, vẫn còn tồn tại một cuốn sổ ghi chép chính xác, đầy đủ từng ngày, từng tuần, từng tháng, thậm chí từng giờ từng phút những vấn đề xung quanh bệnh tình của Lênin. Và ở trong đó có cả những tình tiết cực kỳ nhỏ...

Theo lời kể của Pêtrôsôpxki, Bộ trưởng bảo vệ sức khỏe Liên Xô nói: Xét thấy ý đồ của người nước ngoài luôn có ý muốn xuyên tạc về nguyên nhân cái chết của Lênin, ông đã cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định giao cho một nhóm các nhà khoa học (trong đó có ông) nghiên cứu những tài liệu về bệnh án của Lênin, để từ đó có kết luận mang tính giám định về nguyên nhân cái chết của Lênin vào trước ngày kỷ niệm long trọng lần thứ 100 ngày sinh Lênin.

Các nhà khoa học đã làm việc nửa tháng trời trong kho hồ sơ, đã nghiên cứu một cách rất kỹ lưỡng các tài liệu bệnh án gồm 400 trang, đọc kỹ các báo cáo hóa nghiệm, các phim X quang, các đơn thuốc và các biểu đồ về động mạch sơ cứng. Tất cả những ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia y khoa nổi tiếng lúc đó đã kết luận về nguyên nhân cái chết của Lênin. Nhận xét của tổ các nhà khoa học cũng hoàn toàn khớp với những ý kiến kết luận của các chuyên gia, bác sĩ thời đó, và nhận xét này đã được trình lên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

B.V Pêtrôsôpxki đã từng viết một bài được coi như văn bản chính thức kèm theo để trình lên Ban chấp hành Trung ương, theo lời của ông, bài viết này cần phải được đăng tải công khai trên báo chí để đính chính những tin đồn đại các kiểu trước đây. Nhưng không hiểu vì sao mà bài viết này không được đăng tải.

Thế nhưng trong các cuốn sách của Trôtxki trong đó kể cả cuốn sách bằng tiếng Nga của ông được tái bản đi tái bản lại ở nước ngoài với số lượng lớn lại đưa ra các thông tin khác.

Đến năm 1990, Nhà xuất bản Chính trị Liên Xô đã cho xuất bản hai tập truyện ký về cuộc đời hoạt động của Stalin do Trôtxki viết. Trong cuốn sách cũng có đề cập đến việc Lênin đã nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho mình. "Tôi cũng xin nói thẳng ra rằng", Trôtxki

viết: "Trong dĩ vãng, trong đó bao gồm cả thời kỳ viết tự truyện, khi tôi nghĩ đến việc này (lúc đó tôi nghĩ rằng không còn có dịp nào để có thể công khai vấn đề này) cũng không dám nghĩ thêm nữa, và tôi còn nghĩ thêm rằng Lênin biết việc Stalin mong cho Người chết đi, còn Stalin cũng đã đoán là Lênin đã có nghi ngờ mình. Thẩm phán Yacôta và những người khác đã cho chúng tôi thấy lại một thời kỳ lịch sử của Điện Kremli. Trong số những người gần gũi nhất với Stalin, có một kẻ chuyên làm công việc bỏ thuốc độc, hắn chính là bác sỹ đã điều trị cho Lênin và các nhân viên Chính phủ. Vậy thì khi nào phòng thực nghiệm thuốc độc được chuyển về nằm trong hệ thống quản lý hành chính của Stalin? Điều này tôi không biết. Có khả năng, chính vì lời thỉnh cầu của Lênin khiến Stalin có ý đồ trong trường hợp nào đó có thể dùng thuốc độc làm công cụ có hiệu quả để loại trừ những trở ngại.

Yacôta lúc đó bắt đầu phụ trách công tác cảnh vệ cho Lênin. Nếu Stalin sợ phải làm theo yêu cầu của Lênin, thì ông ta hoàn toàn có thể vin cớ là các thành viên khác trong Bộ chính trị phản đối hoặc có thể gợi ý Lênin yêu cầu Yacôta làm việc này. Có thể nói cái chết của Lênin là một cái chết bình thường. Nhưng cũng có thể nói cái chết đó đã có người giúp nó được đẩy nhanh..."

Có thể thấy rằng, Trôtxki cũng không có chứng cứ trực tiếp nào để chứng thực là Stalin có nhúng tay vào vấn đề đẩy nhanh hơn nữa cái chết của Lênin. Cho dù là bị Stalin trục xuất ra khỏi nước Nga, do vậy mà ông còn giữ mối thù hận này với Stalin, và Trôtxki vẫn kiên trì theo đuổi phương pháp suy đoán lô gích khiến người ta dễ nghi ngờ. Thế nhưng, một khi những mầm mống nghi ngờ được trồng xuống mảnh đất màu mỡ thì nó sẽ phát triển rất nhanh. Bởi vì các tài liệu, hồ sơ thật sự có giá trị nói về cái chết của Lênin đã bị cho vào kho lưu trữ từ lâu rồi.

Trôtxki thể hiện mình là một diễn viên kịch có bản lĩnh cực kỳ cao siêu, bạn không thể không thán phục ông ta về điều này. Trôtxki nói tiếp: "Nếu như Stalin muốn giúp đỡ cho Lênin được ra đi, nếu như ông ta định dùng một cách nào đó để thực thi yêu cầu của Lênin, thì tại sao ông ta lại không báo cáo yêu cầu của Lênin cho các ủy viên trong Bộ chính trị? Bởi vì nếu làm thế thì ông ta sẽ không nhận được sự ủng hộ của mọi người, Stalin biết rõ rằng, người đầu tiên muôn phản đối điều đó chính là tôi - Trôtxki".

Khi đưa ra vấn đề này, hẳn là Trôtxki phải có những lý lẽ của mình. Các bạn hãy xem ông ta tự trả lời vấn đề này:"Đầu tiên thoạt nhìn, biểu hiện của Stalin với sự việc này là làm cho người ta cảm thấy buồn bực, khi đó quyền lực của Stalin chưa đủ lớn. Ông ta hoàn toàn có lý do để lo lắng, nếu như trong thi hài của Lênin có thuốc độc lúc đó mọi người sẽ phải đi tìm ai là người hạ độc. Vậy cách giải quyết êm thấm nhất là đem việc này ra báo cáo với Bộ chính trị, để Bộ chính trị ra quyết định là không cho phép hạ độc Lênin. Nhưng Lênin có thể thông qua một con đường khác để có được thuốc độc."

Có thật chăng là Lênin đã nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho Người, nếu như việc này có thật, thì Bộ chính trị hoàn toàn có thể không cho Stalin chấp hành yêu cầu này của Lênin. Nhưng tất nhiên là không có. Nếu Lênin thật sự muốn Stalin giúp mình làm việc này, thì Lênin có thể dùng cách không chính thức, mà chỉ cần dùng phương thức riêng để Stalin tự nguyện cung cấp cho mình. Có thể nhờ những người đáng tin cậy, thông qua nhiều con đường khác nhau có thể mang độc dược tới cho Lênin, lúc đó trong đội cảnh vệ của Lênin có người của Stalin, hoàn toàn có thể đưa cho Lênin những cái chỉ có Stalin và Lênin biết, những người khác không thể biết, không ai biết, và hơn thế nữa sẽ vĩnh viễn không ai có thể biết được, cuối cùng là ai đã giúp Lênin việc này. Stalin thì lúc nào cũng có thể thoái thác nói là: "vì Bộ chính trị đã quyết định cự tuyệt yêu cầu của Lênin, do đó Lênin lại phải nhờ đến người khác".

Trôtxki còn nghi ngờ, ông ta thậm chí còn hỏi: "Có phải Stalin đã dự đoán trước, chứng minh rằng mình không có mặt tại hiện trường nên cố ý đưa ra những lời bịa đặt? Trôtxki nói: "Lúc đó chẳng ai đi kiểm chứng xem lời nói của Stalin là thật hay dối trá, bởi vì chẳng ai có ý nghĩ đi tìm Lênin để hỏi về việc này. Do vậy mà khi phát hiện chất độc trong người Lênin thì tốt nhất nên đưa ra lý giải là: Bộ chính trị đã sớm biết Lênin muốn có cách giải quyết này. Bởi vậy có thể thấy rõ là, cho dù Stalin có cự tuyệt giúp đỡ Lênin thì cuối cùng Lênin cũng đã tìm được người giúp đỡ mình...".

Năm 1970, khi đề cập đến việc chứng minh, giám định những tài liệu có liên quan đến bệnh tình và cái chết của Lênin thì những ước đoán của Trôtxki là không có cơ sở, chúng được xây dựng dựa trên cơ sở của những lời đồn đại của cuốn nhật ký bí mật của Crúpxkaya. Ngày nay, ai cũng có thể kết luận một cách công bằng về tính đúng đắn của các tài liệu lịch sử cấp 1 này. Việc công khai rộng rãi những tin đồn về sự kiện ngày 30 tháng 8 năm 1918 khi Lênin bị ám sát ở Nhà máy Mikhailich Sê -na và tình hình sức khỏe của Người đã xấu đi và chết nhanh chóng cũng không được chứng thực.

Năm 1950 một tổ chức công tác có thẩm quyền trong ngành y tế đã tiến hành giám định kỹ thuật về tình hình Lênin bị ám sát thế nào và quá trình ngã bệnh của Người sa rao, sau đó sẽ đưa ra kết luận về mối liên quan giữa chúng. Nhưng thật đáng tiếc kết quả giám định kỹ thuật của tổ công tác mãi 20 năm sau mới được công bố, giám định kỹ thuật chứng thực là viên đạn quả đã gây nguy hiểm cho sinh mạng của Lênin, nhưng về góc độ ngoại khoa đã chỉ ra rằng, đương nhiên vết đạn cũng có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của Lênin. Nhưng nó không phải là nguyên nhân chính hình thành nên căn bệnh sơ cứng động mạch - Viên đạn đã bắn vào phía dưới, bên phải xương đòn quai xanh. Chứ nó không liên quan gì đến động mạch trái. Thế mà chính động mạch trái đã bị tổn thương sau này, và nó đã dẫn đến sự tê liệt của tay phải và chân phải, khả năng nói bị mất, và cũng có thể nói rằng, nó đã gây thương tổn cho bán cầu đại não trái.

Viên đạn đã bắn trúng Lênin chắc chắn không có độc tố chứ? Đúng như sự việc sau này đã điều tra, có 2 viên đạn có độc tố. Một viên bắn trúng vai trái, còn viên khác đi xuyên qua phần mềm ở ngực rồi nằm ở chỗ xương quai xanh. Giáo sư Pêtrôvich đã gặp vô vàn các ca bị đạn bắn xuyên ngực, nhưng trong đó chỉ có 2 trường hợp là sống sót, tất cả đều đã chết. Liệu rằng chất độc ở 2 viên đạn có phát tác ra cơ thể của Lênin không? Liệu có thể đưa vấn đề cấm kỵ này ra bàn luận công khai được không? Trước đây có tin đồn rằng, Khapulan dùng đạn tẩm thuốc độc bắn vào Lênin đã hằn sâu trong nhận thức của mọi người.

Ảnh hưởng của phim ảnh đối với mọi người lại hơn cả sự thật của lịch sử, nhưng lịch sử thì không thể thay đổi được.

Sau này khi tra xét rõ ràng, viên đạn có thuốc độc cũng không phải có nhiều thuốc độc như người ta đồn. Viên đạn mà kẻ khủng bố bắn vào Lênin được dùng loại độc tố mà người Anhđiêng thường tẩm vào những mũi tên. Nhưng kẻ sát thủ đã không nắm được tỉ mỉ phương pháp tẩm độc của người Anhđiêng. Chính vì tẩm độc không đúng cách, nên độc tính đã bị phân giải rất nhiều do đó không gây nguy hiểm nhiều cho Lênin, chính vì thế Lênin đã được cứu thoát.

Để có thể nghiên cứu công khai một cách khoa học những khả năng lịch sử đầy những bi kịch và bí mật của nước ta, với bản lĩnh dũng cảm các nhà khoa học trẻ đã thâm nhập vào lĩnh vực cấm kỵ này. Họ đã có những lý giải mới mẻ. Ví dụ như Giáo sư Vôinốp thuộc Học viện Giáo dục lịch sử Êrenbua đã có bài đăng trên báo "Sự thật Đoàn thanh niên Cộng sản Cômxmôn" ngày 29 tháng 8 năm 1990 bày tỏ sự nghi ngờ đối với những tin tức của chính giới về việc kẻ đã sát hại Lênin năm 1918. Theo tin tức của chính giới, tại Nhà máy Mikhailich Sêna, nơi Khabulan đã rút súng ám sát Lênin. Tác giả viết, trên thực tế đã chẳng có ai tận mắt nhìn thấy kẻ ám sát đã bắn Lênin thế nào. Theo bản năng, viên đội trưởng cảnh vệ chạy đến và Khabulan đã bị bắt tại hiện trường tương đối xa địa điểm mà Lênin bị ám sát. Lúc đó Khabulan tay nắm chặt cán ô đang đứng dưới gốc cây, điều đó đã gây nghi ngờ cho viên đội trưởng cảnh vệ Baolin. Sử gia trẻ Culialốp đến từ Êrenbua đã điều tra là: Khabulan là một người mù dở, liệu trong lúc tối trời như vậy, cô ta có thể bắn trúng liền mấy phát vào Lênin được không? Hơn nữa có bằng chứng nào khẳng định cô ta đã biết sử dụng khẩu Brao -ninh.

Giáo sư V.Vôinôp cũng đồng thời không phủ nhận là Khabulan có tham gia vào vụ ám sát. Nhưng điều làm ông ta nghi ngờ là Khabulan đã bắn vào Lênin mấy phát. Ông ta cho rằng khả năng nhiều nhất là Khabulan chỉ theo dõi Lênin báo cho các phần tử chấp hành biết thời gian địa điểm Lênin đọc diễn văn. Trong khi hỏi cung, ngay cả việc cô ta bắn ra bao nhiêu viên đạn, cô ta cũng không trả lời được, đối với một sát thủ chuyên nghiệp có kinh nghiệm, thì đây chẳng phải là một việc lạ hay sao.

Trong cùng một ngày, được đăng trên tờ "Sự thật Đoàn thanh niên Cộng sản Cômxmôn" còn có bài của Culiasốp, nghiên cứu viên thuộc Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác -lênin trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tiến hành bình luận, giải thích về bài viết của sử gia Vôinôp thuộc Viện Giáo dục Êrenbua. Culiasôp cũng thừa nhận rằng, những tình tiết chính xác của sự việc Lênin bị ám sát vẫn còn rất mơ hồ. Vậy là sự nghi ngờ của Vôinôp là có lý. Lâu nay, theo cách nhận định được thừa nhận rộng rãi, thì Khabulan chính là kẻ dùng súng bắn vào Lênin liên tục mấy phát, trong đó có 2 phát, khiến Lênin bị thương nặng. Nhưng khi tiến hành nghiên cứu sâu những vấn đề trong vụ án đã phát sinh rất nhiều vấn đề. Lúc Lênin bị ám sát, có rất nhiều người đang vây quanh Người, nhưng người làm chứng chỉ có một, đó là C.K.Kim - lái xe của Lênin.

Trong lời khai ban đầu của người lái xe có rất nhiều mâu thuẫn. Theo anh ta nói, đã nhìn thấy một người phụ nữ (lúc thì bảo nhìn thấy người con trai), tay cầm khẩu Brao -ninh, rồi lại nói, người phụ nữ đó chạy đến chỗ anh ta và quẳng khẩu súng xuống chân anh ta. Viên lái xe này là một người có kinh nghiệm trong việc dùng súng, do vậy khả năng nói sai là rất ít. Culiasôp còn đưa ra một ví dụ về sự không ăn khớp trong lời chứng của viên lái xe này và những lời khai của viên đội trưởng cảnh vệ có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau. Trong lần hỏi thứ nhất, Viên đội trưởng cảnh vệ nói: Lúc xảy ra sự việc, anh ta có mặt tại hiện trường và chính anh ta đã bắt Khabulan. Sau này khi chứng thực thì anh ta lại nói là anh ta và một số người khác chạy theo đã bất ngờ nhìn thấy Khabulan. Lúc đó có người gào to lên rằng: "chính hắn đấy". Thế là viên đội trưởng cảnh vệ cùng một số người ở đó vây lấy Khabulan nhằm tránh sự phẫn nộ của mọi người sẽ nghiền nát cô ta ra.

Sau khi "thẩm tra" xong, vũ khí chủ yếu để ám sát Lênin - khẩu súng ngắn Brao -ninh đã được một công nhân nhặt lên và giao nộp cho Đội trưởng cảnh vệ Baolin. Lúc đó chẳng có giám định vân tay và cũng chẳng có giám định đường đạn. Trong quá trình trinh sát, nhiều vấn đề được người ta đã đơn giản hóa. Culiasôp đã viết: Ví dụ như, trong cuốn sổ ghi chép xét hỏi, thường thấy những câu chung chung như: "có người nói", "có người kêu lên...". Nhưng chẳng có ai chỉ ra cụ thể là ai nói, ai kêu. Nếu như không có giám định kỹ thuật, cũng như không có sự hỏi han các quần chúng ở đó thì thật là không chính xác. Khabulan đã buột miệng khai ra là cô ta bắn. Nhưng sự thực trinh sát cho thấy trên thực tế cô ta đã bị dắt mũi. Nhiều người cho rằng, không cần phải phức tạp vấn đề lên nữa. Hơn nữa khó có thể ngăn được làn sóng phẫn nộ của công nhân ở đó. Do vậy vụ án của Khabulan đã được nhanh chóng kết thúc. Công tác trinh sát cũng nhanh chóng được tuyên bố kết thúc. Bị bắt ngày 31 tháng 8 năm 1918. Khabulan bị xử tử ngày 3 tháng 9 năm 1918.

Có thật là Khabulan đã bắn vào Lênin?

Giáo sư C. Kudriashôp đã không đưa ra câu trả lời trực diện, ông cho rằng, không cần phải bàn cãi thêm là Khabulan đã tham gia vào vụ ám sát. Nhưng theo ông, còn các vấn đề khác thì ông không dám khẳng định. Cho dù có các lời cung của chính Khabulan, nhưng với khẩu súng của cô ta và cùng với những lời làm chứng của các nhân chứng tại hiện trường đã "nhận ra" kẻ ám sát cô ta đã phải "nhận tội". Giáo sư cho rằng, hoàn

toàn có khả năng đã có một kẻ khác nổ súng cùng với Khabulan. Có một sự thật chí ít cũng chứng minh được điều này: Khi Lênin ngã xuống, có một người đàn ông, tay cầm khẩu súng côn quay đã lên đạn muốn chạy đến chỗ Lênin. Nhưng Đội trưởng cảnh vệ Baolin đã không cho anh ta lại gần. Đảng Cách mạng xã hội đã thực sự chuẩn bị rất chu đáo cho vụ ám sát này, dường như họ đã tham gia tất cả các vụ ám sát.

Nghiên cứu viên, Giáo sư Culiasôp đã rút ra kết luận là: Thời gian đã trôi qua nhiều năm rồi, nhưng bây giờ chưa chắc đã có thể điều tra cho rõ ràng được việc Lênin bị ai ám sát. Nhưng nghiên cứu việc này là rất có ích, bởi vì nó đã mở ra một trang chứa đầy mâu thuẫn và phức tạp trong lịch sử nước ta.

Thật vậy, muốn tránh được kiểu tuyên truyền gò bó, giả tạo theo kiểu giáo điều chủ nghĩa, các sử gia còn phải làm rất nhiều việc. Đương nhiên các sử gia và toàn thể xã hội trước tiên cần loại bỏ tư tưởng thần thánh hóa Lênin. Không cần cứ phải nhất nhất giữ lại từng câu từng chữ của Lênin. Bởi vì mọi điều của ngày đó đã khác xa bây giờ.

Lúc sinh thời Lênin luôn chủ trương ai chết thì cần làm một đám tang thật giản đơn. Cho đến tận năm 1924, chủ trương này đã nhận được sự ủng hộ của những người bạn thân thiết, những bạn chiến đấu cũ và vợ của Người. Chính Crúpxkaya đã phản đối việc tiến hành giải phẫu thi hài của Lênin và việc dùng quan tài thủy tinh để bảo quản thi hài Người. Ngày 24 tháng 1 năm 1924, trong đám tang của Lênin, bà nói: "Tôi khẩn thiết yêu cầu các đồng chí, hãy đừng vì sự kính trọng bên ngoài, đừng nên biến những việc đó thành nỗi đau cho Người, đừng nên xây dựng các tượng đài kỷ niệm, đừng lấy tên của Người đặt cho các công trình kiến trúc, đừng nên tiến hành các hoạt động kỷ niệm rầm rộ v. v... Người sinh thời luôn coi nhẹ những việc này, Người coi những việc này chỉ làm mệt người mà thôi. Các đồng chí nên nhớ rằng nghèo đói và loạn lạc vẫn đang còn tồn tại trên đất nước chúng ta".

Trong hồi ký của Pangki Bruêvich có đoạn viết: Lênin luôn tán thành kiểu mai táng phổ thông hoặc hỏa thiêu. Người luôn nhắc đến việc nước ta phải xây dựng một đài hóa thân. Pangki Bruêvich còn khẳng định: Chính vợ Lênin - Bà Crúpxkaya và những người thân của Lênin đã kịch liệt phản đối việc ướp xác.

"Thế nhưng đại bộ phận mọi người đều cho rằng, việc lưu giữ thi hài Lênin là một việc các kỳ quan trọng. Suy nghĩ của mọi cá nhân phải phục tùng theo nguyện vọng của hàng trăm triệu người vô sản nước Nga".

Trong một thời gian dài, chúng ta có rất ít những hiểu biết về lăng mộ Lênin. Những điều mà chúng ta được nghe thấy nó là những sự việc mà ai cũng biết. Ví dụ như xây dựng vào lúc nào, chất liệu gỗ để xây dựng lăng là gỗ gì, lúc nào thì sửa chữa để... nó giống tình trạng bây giờ, ai là người từng giải phẫu cho Lênin. v..v còn lại tất cả những việc khác đều được đưa vào bí mật. Chỉ đến khi cách đây không lâu, chúng ta mới được biết: Vào mùa hạ năm 1941, thi hài của Lênin đã được đem cất giữ. Đến tháng 3 năm 1945 mới được đem trở về. Hẳn chúng ta đã biết có một căn phòng thực nghiệm trong lăng Lênin để tiến hành kiểm tra định kỳ đối với thi hài Lênin. Chiếc quan tài này cũng được đặc chế thành chiếc quan tài thủy tinh có thể chống đạn. Sở dĩ phải chế tạo một chiếc quan tài thủy tinh chống đạn là do trước đây đã xảy ra hai lần có kẻ phá hoại dùng lựu đạn để phá quan tài Lênin. Nhưng lựu đạn nổ chỉ làm cho hai lớp thủy tinh rạn nứt, làm bị hỏng chút ít ở da mặt và tay Lênin. Những hư hỏng đó đã dễ dàng được khắc phục bằng thuốc chống hư hỏng. Thông thường, xác ướp của Người một năm được kiểm tra một lần.

Do vậy việc nói là: Thi thể của Lênin đã không được bảo quản, việc người nằm trong quan tài thủy tinh không phải là Lênin, mà là người khác hoặc tượng, chẳng qua đó cũng chỉ là kết quả của sự tưởng tượng. Đương nhiên cũng không thể nói là, các bộ phận trên cơ thể Lênin không có chút thay đổi nào. Nhưng nhìn tổng thể, thì trước mắt chưa có gì phải lo lắng cả.

Thi hài của Lênin còn có thể bảo quản được bao lâu?

Theo viện sĩ y khoa Nga Yuri Nôpuxin, thành viên của tổ công tác nghiên cứu của phòng thực nghiệm lăng Lênin của Chính phủ thì:

Hiện nay trong các nhà khoa học chẳng ai có thể khẳng định là thi hài của Lênin có thể bảo quản được bao lâu.

Đương nhiên viện sĩ Nôpuxin chỉ nói về góc độ y học.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp