Hồ Sơ Mật Liên Xô

Là bạn bè hay là người cạnh tranh (1)


8 tháng

trướctiếp

Tiếng súng không rõ ràng - Stalin đã đến - thẩm vấn hung thủ - cái chết của cảnh vệ - ba ủy ban của Bộ chính trị - con người bắn súng ấy - cuộc gặp gỡ bí mật - Ngôi báu của lãnh tụ.
Ngày 2 tháng 12 năm 1934, một tốp người đi tới từ trong hành lang của tầng một Cung điện Sưmônnưi, số người không nhiều. Người đi hàng đầu nhất là một vị mặc quân phục, với vẻ mặt trắng bệch như người chết vậy, một số bộ ria con kiến, ánh mắt thẫn thờ, trông như một gã điên dại. Tay phải anh cầm 1 khẩu súng lục, gặp ai đi hướng tới phía mình, liền hét lên rằng: "Đứng sát vào tường, 2 tay thõng xuống".
Con người ấy là Yacôta ủy viên nhân dân bộ nội vụ, người đi theo sau anh là Stalin, Môlôtốp,Vôrôsilốp, Rhưđannốp, Edôp. Họ đến sau 2 ngày Kirốp bị ám sát. Yacôta là cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh cho họ. Chỉ nhìn anh ta giơ súng lục lên như diễn kịch, ra lệnh cho các nhân viên công tác của Tỉnh ủy Lêningrát phải đứng nghiêm sát vào tường, không được động đậy.
Sau một năm Stalin phong cho Yacôta danh hiệu là ủy viên nhân dân an ninh quốc gia, được hưởng chế độ đãi ngộ cấp Nguyên soái. Trường Biên phòng cao cấp, công xã lao động của Bộ Nội vụ (ở Bócsơvô) và một chiếc cầu to trên sông Thungcútxka đều đặt theo tên ông. Trong những người đã từng làm ủy viên của Bộ Nội vụ nhân dân, thì ông xứng đáng là nhân vật số 1. Hăngrisi Grigơriiêvích Yacôta, thời trẻ lấy Ita Lêônnitốp, cháu ngoại của Svéclốp làm vợ, còn trong quá trình điều tra vụ án mưu sát Kirốp, ông đã thành công tỏ ra mình trung thành với Stalin. Các cán bộ dũng cảm công tác ở Bộ Nội vụ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của vị cán bộ thượng cấp của họ đã bắt được một số lớn những kẻ phạm tội hèn mạt, giết người và đã chứng minh rằng những hành động phạm tội đẫm máu là có âm mưu và có kế hoạch, là thực thi dưới sự xúi bảy của tập đoàn phản cách mạng do Zinôviép và Gaminhép cầm đầu. Trong tất cả 77 người bị bắt, thì những người làm công tác Đảng Xô Viết và giới kinh tế chiếm số đông, trong đó kể cả Zinôviép và Gamichép. Hội nghị đặc biệt của Bộ Nội vụ nhân dân Liên Xô quyết định giam cầm 77 người kể trên với thời hạn khác nhau, về sau lại đổi thành xử tử hình.
Bỗng chốc, đã truyền đến một tin đồn không thể tưởng tượng được rằng: kẻ tham gia mưu sát Kirốp chính là Yacôta. Vị ủy viên của Bộ Nội vụ nhân dân có quyền lực vô hạn độ ấy đã thừa nhận tất cả những tội phạm có thể hiểu được và không thể hiểu được, trong đó bao gồm: nó là một trong những tên lãnh đạo tập đoàn Trôtxki cánh hữu nhằm lật đổ chính quyền Xô Viết, phục hồi chủ nghĩa tư bản, đã tham gia vào các hoạt động ám sát Minđnơxki, Quybixép, Góocki và Mácxim Phêkhốp, con trai Góocki cũng như giúp đỡ bọn gián điệp nước ngoài. Đọc những lời nói thú tội của Yacôta trong xét xử, mọi người hết sức kinh hãi"Mùa hè năm 1934, Enukichơ báo cho tôi rằng, Trung ương tập đoàn cánh hữu quyết định ám sát Kirốp. Likốp trực tiếp tham dự vào việc định ra quyết định ấy. Lúc này, tôi mới biết tập đoàn khủng bố Trôtxki kiên trì bảo tôi đừng cản trở họ làm việc đó. Vì thế tôi buộc phải đề nghị Zhapôlôgiơsư, Phó Cục trưởng Cục nội vụ Lêningrát lúc bấy giờ không nên ngăn cản những hành động khủng bố đối với Kirốp. Qua một thời gian, Zhapôlôgiơsư báo cho tôi biết Cục Nội vụ Nhân dân đã bắt được một kẻ tên là Nicôlaép, thu được một khẩu súng lục có ổ quay trên mình y và bản đồ chỉ đường tới chỗ Kirốp, song Nicôlaép đã được tha".
Hàng trăm triệu nhân dân trên đất nước Nga rộng mênh mông, đọc những điều trình bày trên từng trang báo chí đều sợ run lên. Thế là thế nào? là nằm mê, là ảo tưởng? phải chăng là điên hay là ảo tưởng? Đều không phải, đó là hiện thực, là tình hình hiện thực được chứng minh bằng giấy tờ hẳn hoi. Bulannốp, thư ký của Yacôta, làm chứng ở toà án nói: "Yacôta biến tôi thành một người hoàn toàn trung thành với ông. Khi ông trao đổi với người khác trước mặt tôi, không bao giờ tránh hiềm nghi. Ông từng nói với tôi rằng Bôrisốp, cán bộ của Cục nội vụ nhân dân Lêningrát cho liên quan với vụ ám sát Kirốp. Sau khi các thành viên của chính phủ đến Lêningrát, báo cho Bôrisốp đến cung diện Sưmônnưi phải làm chứng cho việc thẩm vấn ông ta, lúc này Zhabôlôgiơsư vì căng thẳng và lo lắng Bôrisốp khai ra kẻ xúi bẩy ở hậu trường, nên đã quyết định trừ khử y. Theo chỉ thị của Yacôta, Zhabôlôgiơsư đã sắp xếp: khi lấy xe hơi của Bôrisốp lái vào cung Điện Sưmônnưi, đã xảy ra một vụ tai nạn xe, Bôrisốp mất mạng trong vụ tai nạn này".
Ngày 15 tháng 3 năm 1938, Yacôta bị xử tử, tất cả có 17 người bị xử tử hình, trong đó còn có cả Bukhanin và Ricốp.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp