Hồ Sơ Mật Liên Xô

Là bạn bè hay là người cạnh tranh (2)


8 tháng

trướctiếp

Ở Mátxcơva, Kirốp bàn định với Xiutốp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy, để Xiutốp trở về Lêningrát sớm hơn các đại biểu khác một ngày, thông qua Ban bí thư, họp hội nghị những phần tử tích cực. Đối với việc xoá bỏ tem phiếu bánh mì, Kirốp cảm thấy rất phấn khởi như trẻ con vậy. Vấn đề này đã được thảo luận tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương.
Aurôp viết, Bôrisốp không đưa khay để bánh mỳ lát và trà vào nhà họp Ban thường vụ. Bôrisốp vừa không vào nhà họp cũng không báo cáo với Kirốp về việc Điện Kremli có gọi điện thoại tìm ông. Sao lại như vậy, chỉ vì một nguyên nhân đơn giản, Kirốp không có ở trong nhà họp, hơn nữa, ngay cả trong phòng họp Ban Thường vụ, cũng không thấy có một người nào. Thực tế, hội nghị lại họp ở văn phòng của Xiutốp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy. Vì thế, bất kể như thế nào, Kirốp cũng không thể đứng lên từ ghế tựa, để đi ra ngoài phòng họp, tiện tay khép cửa lại, giống như Aurôp viết thêm vậy. Ông viết: "chính trong nháy mắt ấy, vang lên một tiếng súng, mọi người đang dự họp chạy bổ ra cửa, nhưng họ chưa kịp mở tung cửa ra, đùi Kirốp mắc vào cửa, toàn thân ngã vật xuống trong vũng máu. Kirốp bị bắn chết".
Như trên đã trích dẫn một đoạn ngoài một câu nói cuối cùng ra, còn những mô tả khác thì đều là không đúng sự thực. Trong biên bản thẩm vấn Bôrisốp ngay sau khi vụ khủng bố có ghi: "Khoảng 16 giờ 30 phút Bôrisốp gặp Kirốp ở cửa phòng họp cổng chính điện Sưmônnưi, rồi anh đi theo Kirốp, với khoảng cách độ chừng mười lăm bước. Trong hành lang rộng của tầng ba, thì cự ly của Bôrisốp với Kirốp cách nhau chừng hai mươi bước. Khi rẽ vào hành lang nhỏ độ hai bước, Bôrisốp nghe thấy tiếng súng nổ, khi anh rút khẩu súng lục ổ quay lên đạn, lại nghe thấy tiếng súng thứ hai vang lên. Sau khi chạy vào hành lang nhỏ, anh nhìn thấy hai người nằm ở trên sàn, cạnh cửa phòng tiếp khách của Xiutốp, với khoảng cách ba, bốn mét. Ở gần đó có một khẩu súng lục ổ quay...".
Trong biên bản giám định pháp y về cái chết của Kirốp có viết:
Vào lúc 16 giờ 37 phút ngày 1 tháng 12 năm 1934, sau khi vang lên hai tiếng súng, người ta phát hiện Kirốp nằm úp mặt xuống ở hành lang gần văn phòng của Xiutốp ở tầng ba cung Điện Sưmônnưi. Máu mũi miệng Kirốp đều đọng lại thành cục, trên sàn một vài vết máu. Những người chạy trước đến chỗ Kirốp có Ivansinkha, Rôtsliacốp, Khơtaski, Phêritman và Pôcân. Họ từ văn phòng của Xiutốp Bí thư Tỉnh ủy chạy tới. Sau bảy đến tám phút người ta khiêng Kirốp vào trong văn phòng của ông. Lúc này Galipiarina, bác sĩ của phòng y tế Cung điện Sưmônnưi tới, chị xác nhận mặt Kirốp tím bầm mạch không đập, ngừng thở, đồng tử giãn to, không có phản ứng với ánh sáng. Người ta định làm hô hấp nhân tạp cho Kirốp, kẹp túi chườm nước nóng vào đùi ông. Qua kiểm tra phát hiện thấy vết thương sau đầu. Bác sĩ cao cấp hàm Giáo sư cũng đã tới. Nhưng đều bất lực trước người bị nạn. Do hệ thống thần kinh trung khu bị tổn thương rất nghiêm trọng nên Kirốp bị chết ngay.
Chúng ta hãy theo dõi một chi tiết cực kỳ quan trọng trong vụ việc này. Hai tiếng súng vang lên trong hành lang của Cung điện Sưmônnưi. Aurôp không đề cập tới tiếng súng thứ hai, trinh sát viên của Bộ Nội vụ cũng cho rằng không có gì đặc biệt về chi tiết này. Phát súng thứ hai của hung thủ giết hại Kirốp là nhằm bắn vào mình nhưng không trúng. Hung thủ dãy giụa điên cuồng toàn thân run rẩy anh nằm phủ phục cách người chết độ hai bước, ra sức gào thét, Galipiarina bác sĩ phòng y tế Cung điện Sưmônnưi có chứng kiến sự gào thét của hung thủ hoảng sợ như vậy, khiến các bác sĩ không thể không giúp đỡ hắn. Tên khủng bố này sau khi giết người không có ý định chạy trốn và không phản kháng như thế là thế nào? Hắn ngoan ngoãn đầu hàng các chiến sĩ cảnh vệ.
Aurốp lại dựa vào trí tưởng tượng tạo ra các tình tiết như hung thủ lấy vũ khí như thế nào, làm thế nào để có được giấy ra vào điện Sưmônnưi. Khẩu súng lục ổ quay căn bản không phải là Bộ Nội vụ giao cho hung thủ, mục đích làm như thế là để che giấu vết tích người thứ ba nhúng tay vào để thực hiện âm mưu của mình. Mọi cái thật không giản đơn hơn được nữa. Khẩu súng lục ổ quay ấy hung thủ có từ năm 1918, hơn nữa đã hai lần đăng ký súng vào năm 1924 và 1930. Lúc bấy giờ hầu như tất cả những người làm công tác Đảng và Thanh niên đều có quyền mang vũ khí. Ngoài ra năm 1920, tên khủng bố ấy đã mua 28 viên đạn súng lục ổ quay ở trong một cửa hàng tại Lêningrát. Cho nên cách nói Nicôlaiép mới có khẩu súng trước khi sát hại Kirốp là hoàn toàn sai. Còn việc Aurôp mô tả rằng có người cho Nicôlaiép giấy ra vào Cung điện Sưmônnưi cũng không có căn cứ. Trong những năm ấy bất cứ đảng viên nào có thẻ đảng viên đều có thể ra vào dễ dàng Văn phòng Tỉnh ủy. Đúng, Nicôlaiép đã từng bị khai trừ khỏi Đảng nhưng sau này anh lại được phục hồi Đảng tịch. Anh có thẻ Đảng. Sau khi anh xuất trình thẻ Đảng cho lính gác thì anh có thể đến bất cứ tầng nào. Sau này còn xác minh, hàng tháng Nicôlaiép đều có nộp đảng phí, mặc dù từ tháng 4 năm 1934 anh đã không làm việc nữa.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp