Ta là con gái của hải tặc, cha ta tên là Trần Tam Cẩu, mẹ ta tên là Trương Tiểu Thuý, anh trai ta tên là Trần Đại Hổ.
Ta tên là Trần Niệm Vi.
Ngày Hoàng Đế dán thông báo tìm con gái, ta từ biệt cha, mang theo tro cốt của mẹ ta bước lên đường về quê.
Bốn năm trước, dân gian bùng nổ một trận đại dịch, mẹ ta làm thầy thuốc trong trại, vì người bệnh mà bôn ba khắp nơi.
Người đã trị hết bệnh cho người khác, nhưng chính bản thân mình lại bất hạnh mà nhiễm bệnh.
Thời gian cuối cùng, bà đã nhốt bản thân ở trong phòng, cách một cánh cửa mà để lại di ngôn cho chúng ta.
Người nói rằng, thời trẻ đã làm ra một chuyện sai lầm.
Người đã cứu người không nên cứu, cuối cùng mang tới tai hoạ cho toàn bộ dân làng.
Người muốn về nhà, nói lời xin lỗi với những người đã vì người mà chết.
Ta cách cửa phòng dập đầu với mẫu thân, đồng ý việc này.
Năm đó ta mới mười hai tuổi, thời cơ chưa đến, ta vẫn còn quá nhỏ.
Sau khi mẹ ta chết, vì phòng ngừa dịch bệnh lan truyền, chúng ta thiêu xác của người.
Ta đổ tro cốt vào một bình gốm, kể từ đó bình gốm đó không rời thân.
Năm nay, ta mười sáu tuổi, tuổi trăng tròn đẹp nhất.
Cho dù là giết người phóng hoả, hay là hô phong hoán vũ đều vừa kịp lúc.
Nên đi để làm lễ tạ thần cho mẹ ta thôi.
Ngôi làng trước kia của mẫu thân, mười mấy năm rồi không có người cư trú, đã biến thành một thôn làng hoang vắng.
Ta đã tìm thấy nơi ở cũ của mẫu thân, dọn dẹp cẩn thận, cứ như thế mà ở tại đó.
Mẹ là mẹ của ta.
Món nợ của nàng, ta có thể tới trả.
Năm đó, toàn bộ thôn dân đều bị giết, mẹ ta mang theo con nhỏ thoát đi, lại chưa từng về nhà, những người đã từng uổng mạng này không ai nhớ rõ, không còn hậu nhân.
Nếu ta đã trở về rồi, ít nhẫn cũng nên xây cho bọn họ một phần mộ, để bọn họ được hưởng chút hương khói.
Ta không rõ trong thôn này có những ai.
Vậy thì tính số nhà ở đi.
Tổng cộng là 30 căn nhà. Ba mươi căn nhà, nghĩa là nơi này đã từng là một thôn làng có hơn một trăm người.
Cứ như thế mà chết sạch.
Theo như quan phủ nói là do giặc cỏ cướp bóc đồ sát thôn dân.
Ta đi lên trấn trên mua quan tài, mua 32 chiếc áo quan, 32 chiếc bia không khắc chữ.
Đối phương bảo ta ba ngày sau lấy hàng.
Trên đường trở về, ta thấy người của huyện nha dán bố cáo.
Đại tiểu thư, con gái ruột của Huyện lệnh bị bệnh nặng, từ từ suy yếu, vì thế nên tìm thầy chữa bệnh.
Huyện lệnh họ Thẩm, may mắn thành quan hệ thông gia với đại tộc Liễu thị, lại không được Liễu thị đề bạt.
Đã nhậm chức ở huyện thành nhỏ này hơn hai mươi năm rồi.
Bố cáo vừa dán lên, đã không có ít người xúm lại.
Ta vốn không muốn để ý, lại nghe thấy một lão nhân liên tục cảm thán, “Đáng tiếc, nếu Điền thần y vẫn còn, tất nhiên là dễ như trở bàn tay. Trước kia, những người đã từng sinh sống ở Thanh Thạch Trấn, làm gì có ai không chịu ân huệ của Điền Thần Y.”
“Các ngươi không biết đâu, mười sáu năm trước, phu nhân huyện lệnh cũng từng mắc bệnh hiểm nghèo, lúc ấy Điền thần y đã hoài thai chín tháng, đã sắp sinh rồi, huyện lệnh vốn là không muốn làm phiền, kết quả là mời không biết bao nhiêu đại phu cũng không trị được hết bệnh cho phu nhân, cuối cùng chỉ có thể mời Điền thần y tới cửa.”
“Điền thần y tới, các ngươi đoán xem, người ta chỉ dùng ba ngày, đã trừ được bệnh rồi.”
“Thật là đáng tiếc, Điền thần y vừa mới về đến nhà, thôn làng đã bị giặc cỏ đồ sát, Điền thần y không xuất hiện lại nữa, có lẽ cũng là gặp nạn rồi.”
Sau đó ông ta còn nói cái gì nữa, tôi đã không còn lòng dạ nào mà nghe tiếp, chỉ bắt chuyện với lão nhân mà hỏi: “Thưa ông, ông có biết tên đầy đủ của Điền thần y là gì không?”
Lão nhân nhớ rất kỹ, buột miệng thốt ra: “Điền Tư An.”
Ta nói với lão nhân lời cảm ơn, chen vào giữa một vòng người đang xúm lại, trước mắt bao nhiêu người, bóc bố cáo.
Huyện binh có lòng tốt khuyên ta: “Tiểu cô nương, cô có biết chữa bệnh không? Lừa gạt mệnh quan triều đình sẽ bị chém đầu đó!”
Ta dùng sức xé, nhét bố cáo vào ngực, sau đó nói với huyện binh xúm lại đây, giơ ba ngón tay ra: “Ta chỉ cần ba ngày!”