Hồ Sơ Mật Liên Xô

Tiến lên dưới lá cờ hồng (1)


8 tháng

trướctiếp

Bị chôn hai lần - Quan tài ở trong vườn Nhà máy - Khai quật khám nghiệm tử thi nói lên điều gì - bị người mình bắn - về những lời thần thoại - diễn biến theo hướng nào - Ai có lợi vì cái chết của anh ta.
Người quản trang phát hiện ra chẳng biết ai đã vào trong cái nhà xiêu vẹo bằng gỗ tồi tàn này lục soát từ lúc nào, một số thực phẩm của gia đình người chết đưa cho để ở trong đó cũng biến mất. Những người nhà của người chết muốn người quản trang tìm cho người thân của họ một miếng đất tương đối cao ráo một chút, để người thân của họ được an nghỉ mãi mãi. Trong thời kỳ bạo loạn, năm 1919 cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau diễn biến rất căng thẳng, làm cho biết bao người phải bỏ nhà cửa ruộng vườn ly tán khắp nơi. Ai còn có thể nghĩ được là còn có thể quay trở lại để cúi đầu trước những nấm mộ để cầu cho cha mẹ, anh, chị, em, chồng con được an nghỉ.
Người quản trang không từ chối bất cứ một ai, theo phương thức Cơ đốc giáo, ông ta chia sẻ nỗi thống khổ của những gia đình có người chết. Ngay những người vì hoàn cảnh nào đó chôn trộm, chưa được phép của nhà đương cục địa phương, thì người quản trang điếc dở này cũng cứ lờ đi để họ chôn, chứ không cản trở, ông cho rằng, sau khi chết mọi người đều bình đẳng, không nên vì người đó, khi còn sống có quan điểm tư tưởng nào đó, nên đến khi chết lại chôn họ ở dưới rãnh nước hoặc nơi tồi tàn. Người quản trang không quan tâm tới quyết định của nhà đương Cục thành phố về việc không cho những người thuộc giai cấp bóc lột, được chôn trong nghĩa trang, vì thế người quản trang được nhiều người trao cho những đồ ăn thức uống. Trong những năm đói kém, thì những món quà này quả là một phần thưởng đáng giá.
Cánh cửa của nhà người quản trang ít khi đóng, do đó có người lợi dụng sự nhẹ dạ này, khi thì đến lấy trộm mẩu bánh mì, lúc thì lấy trộm xâu cá khô, lúc lấy khúc xúc xích. Cuối cùng người quản trang lại mới bị mất một số thức ăn, ông tức quá quyết định rình bắt cho được kẻ ăn trộm. Nhưng chẳng hiểu sao ông lại cho rằng, có lẽ những người lính trốn trại đến ẩn náu ở gần đây thôi. Chứ còn nhân dân cả thành phố này đều biết ông, không ai nỡ mà cũng không ai dám đến nhà ông mà lấy bánh mì.
Một hôm, cái người đứng trước mặt ông không phải là một người lính trốn trại lưu lạc như ông dự đoán mà là một đứa bé khoảng 12 -14 tuổi, thấp bé, đầu tóc bù xù, đói khát chỉ còn da bọc xương. Ông quản trang và những người giúp việc tỏ ý kinh ngạc. Thằng bé mồ côi cả cha mẹ, phải đi ăn mày trên đường phố, để có một chút thức ăn, có khi ăn xin không được phải ăn cắp. Người quản trang điếc dở cô đơn này nghĩ thương tình đã giữ thằng bé lại - chia sẻ cho nó một phần thức ăn nhỏ nhoi của mình, và lâu dần nó cũng giúp ông được một số việc.
Mọi việc trong nghĩa trang đều được cậu bé chú ý, ngay cả những phương thức mai táng khác nhau của mỗi nấm mồ cũng được hằn sâu trong đầu óc cậu. Có một lần một bà mẹ đau đớn đến tuyệt vọng đã nhảy xuống huyệt để được chôn cùng với đứa con thân yêu đã chết của mình, biết bao cảnh thương tâm thường diễn ra trước mắt cậu, mỗi lần mở cửa nghĩa trang lại nhìn thấy những cảnh tang tóc bi thương. Ở đây chôn cất đủ các loại người - Người già có, trẻ có, chiến sỹ Hồng quân, trẻ con, thủ trưởng có, và người nông dân chất phác có... đủ cả. Nhưng có một đám tang đã hằn sâu trong ký ức của cậu.
Đó là đám tang tháng 9 năm 1919, vào khoảng trưa hôm đó một số chiến sỹ Hồng quân vác xẻng cuốc tới nghĩa trang, sau khi lựa chọn một mảnh đất họ bắt đầu đào, cậu bé quản trang đi đi lại lại gần đó và nghe thấy các chiến sỹ Hồng quân nói chuyện với nhau là Người chỉ huy Hồng quân bị đánh chết sẽ được chở đến bằng tàu hoả, dự định tối nay sẽ tới.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp