Sóng ngắn rất dễ bị suy giảm khi ở trong nước, muốn truyền tín hiệu dưới đáy biển thì phải dùng sóng cực dài hoặc là loại sóng có tần số cực kỳ thấp, đây là phương pháp chuyển đổi tín hiệu của máy đo địa chấn ở dưới đáy biển.
Còn đối với vấn đề áp suất, máy đo địa chấn cần phải được điều chỉnh cấu trúc để thích ứng với sức ép mạnh mẽ của nước khi hoạt động dưới đáy biển. Nếu không, thiết bị sẽ không thể hoạt động bình thường dưới lượng áp suất khủng khiếp như vậy.
Trần Mặc đã lấy ra một bộ công nghệ truyền tin sóng cực dài ở trong Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật, đó là thiết bị một chiều, chỉ có thể gửi tín hiệu chứ không thể nhận tín hiệu và thường được sử dụng trong hệ thống liên lạc của tàu ngầm. Tuy nhiên, đối với điều kiện hiện nay, để có thể gửi tín hiệu ở độ sâu từ hàng trăm mét, thậm chí hàng nghìn mét đã là điều rất phi thường rồi. Ngoài ra, hắn còn cần phải lắp đặt một ăng ten kiểu phao bên ngoài máy đo địa chấn.
Bên cạnh đó, Mặc Nữ cũng đảm nhiệm tối ưu hóa cấu trúc của máy đo địa chấn.
Với sự trợ giúp của Mặc Nữ và Thư Viện Khoa Học Công Nghệ, cộng thêm cả sự hỗ trợ toàn diện của công ty Kiến Hành Quân, quá trình cải tiến máy đo địa chấn đã diễn ra rất thuận lợi.
….
….
Trần Mặc đã dành toàn bộ tâm sức của mình cho việc chế tạo lần này. Vì để kịp tiến độ cho chuyến thám hiểm của Học viện Kỹ Thuật, hắn cần phải chế tạo đủ số lượng các máy đo địa chấn cần thiết. Hiện tại, tất cả các máy đo địa chấn đã được hoàn thành.
Ngoài ra, Trần Mặc cũng ký kết hợp tác cùng Đại học Tân Hải, thành lập một nhóm nghiên cứu bao gồm một số giáo sư và sinh viên trong trường để tiến vào khu vực Tây Tạng tiến hành khảo nghiệm trên đất liền. Tất cả những chuyện này đang diễn ra một cách sôi nổi.
......(Còn tiếp ...)
Vui lòng đăng nhập để đọc tiếp.
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT