Tôi Là Nhân Vật Phản Diện Lớn

CHƯƠNG 4: THANH NIÊN TRÍ THỨC BỎ VỢ BỎ CON (4)


1 năm

trướctiếp

"Yến Tuân, bưu kiện của cậu này!".

Tại nông trường của xã nào đó thuộc tỉnh Lũng, một đám đàn ông trạc bốn năm chục tuổi đang cầm xẻng dọn phân trong chuồng lợn. Trời rất lạnh, hơi thở phả ra dường như muốn kết thành những vụn băng, đôi bàn tay đỏ bừng vì lạnh lộ ra, có nhiều vết nứt, có thể nhìn thấy cả mụn mủ và da đã đóng vảy.

Người canh cửa của nông trường chính là một ông già góa vợ ở một thôn làng gần đó. Đứa con trai duy nhất của ông cụ đã trở thành liệt sĩ, Chính phủ bồi thường cho ông cụ, đã tìm cho ông cụ một công việc nhẹ nhàng như thế. Ông cụ chỉ cần quản lý những phần tử xấu đang lao động cải tạo ở nông trường, ăn ở mỗi tháng đều ở nông trường, còn được nhận thêm 18 đồng tiền.

Ông cụ Lý vốn không có vướng bận gì, có nhiều tiền cũng vô ích, tất nhiên ông cụ sẽ không đi làm khó dễ những người vốn đã khốn khổ kia. Thường thì bưu kiện được thân nhân của những phạm nhân cải tạo gửi đến, ông cụ chỉ mở ra xem qua loa, chỉ cần là hàng hóa không có gì nguy hiểm thì ông cụ sẽ đưa bưu kiện nguyên vẹn cho chủ của nó. Những nơi khác sẽ không có chuyện tốt đẹp như thế. Thông thường một bưu kiện hoặc thư từ được gửi tới, những thứ tốt thường sẽ bị ăn chặn hơn nửa phần, cuối cùng còn lại bao nhiêu là tùy duyên. Đối với những lá thư, hầu hết mọi người đều sẽ không mở chúng ra. Nhưng mà anh cũng cần phải cầu nguyện cho nông trường anh đang ở không có những kẻ thích gây sóng gió, nếu không hắn sẽ cho anh một tờ “văn tự ngục”*, tăng thêm tội danh, anh cũng chẳng thể làm gì được.

(*Văn tự ngục - 文字狱: Văn tự án là khái niệm để chỉ các vụ án ở những mức khác nhau liên quan đến các sản phẩm của văn tự (thơ, phú, văn xuôi…) trái với quy chế hoặc ý chí chủ quan của lực lượng đứng đầu nhà nước cai trị. Từ đó dẫn đến, các cá nhân, tổ chức liên quan một cách gián tiếp hay trực tiếp (tác giả, độc giả…), phải chịu sự trừng phạt về vật chất, tinh thần…tùy mức của các đối tượng, nhưng chủ yếu đến từ nhà nước cai trị.)

"Bưu kiện? Tôi?".

Một người đàn ông lưng còng, trông có vẻ già nua giơ tay ra giữa đám đông, ánh mắt hơi kinh ngạc. Người đàn ông ấy thoạt nhìn khoảng chừng 40 - 50 tuổi, khuôn mặt đầy những dấu vết của sương gió, trên trán hằn sâu mấy nếp nhăn, tóc bạc nửa phần, bị gió to thổi đến lộn xộn. Ông ấy chính là ba của Yến Chử ở thế giới này, cũng là đối tượng mà anh muốn cứu. Lúc này, nếu những người quen biết Yến Tuân ngày trước đứng trước mặt ông, có lẽ cũng sẽ không nhận ra người đàn ông trước mắt này chính là người đàn ông đã làm kinh động toàn bộ Đại Học Yến Kinh.

Nhẩm tính thời gian, ông đã đến cải tạo ở nông trường này gần mười năm. Trong khoảng thời gian này, ông chưa từng nhận được một lá thư hay một món bưu kiện. Không riêng gì ông, mà tất cả những người bị đưa đến đây, số lần nhận được thư tín từ người nhà có thể đếm được trên đầu ngón tay. Đây là thái độ bình thường trong thời đại này. Tất cả mọi người chỉ mong nhanh chóng cắt đứt mối quan hệ với ông, làm gì có ai chủ động dính dáng đến ông.

Yến Tuân không nghĩ ra được ai sẽ gửi bưu kiện cho ông. Vợ của ông đã ly hôn với ông ngay khi chuyện vừa xảy ra, còn dẫn theo đứa con trai năm ấy bảy tuổi của ông. Ngoài ra, bà còn đăng báo cắt đứt quan hệ giữa hai người. Những học sinh năm ấy của ông, không bỏ đá xuống giếng cũng đã rất nhân từ rồi. Cha mẹ ông mất sớm, ông lại chẳng có anh chị em ruột nào. Yến Tuân nhất thời thất thần, ông còn cho rằng chính mình đã nghe lầm.

"Ông cụ Lý gọi anh đó! Hơn nửa năm nay, nơi này của chúng ta không nhận được bất kỳ món đồ gì từ bên ngoài gửi tới rồi phải không nhỉ?”.

Người đứng bên cạnh Yến Tuấn đẩy ông một cái, lúc này ông mới hoàn hồn và đi theo ông cụ Lý ra ngoài. Sau khi ông trở lại, đám người đã thấy hốc mắt ông đỏ hoe, còn mang theo một lá thư và gói bưu kiện không nhỏ, cũng chẳng biết là ai gửi đến.

"Con trai của tôi gửi thư cho tôi, đã hơn mười năm rồi tôi không được gặp nó. Bé con trắng trẻo mập mạp trước kia, cũng không biết bây giờ dáng vẻ có cao lớn không, có khỏe mạnh không nữa”.

Yến Tuân từ bên ngoài đi vào, bước chân như đang dẫm lên bông, tâm trạng lâng lâng, cảm giác giống như một giấc mơ. Lúc trước vợ trước mang theo con trai rời khỏi ông, ông cũng không đành lòng. Nhưng ai bảo lúc ấy ông ở vào tình huống như vậy, bà ấy dẫn con trai đi, ít ra có thể sẽ không bị ông làm liên lụy.

Nghĩ thì nghĩ như vậy, ở trong cái nông trường cô lập này, không có lúc nào Yến Tuân không suy nghĩ về đứa con trai duy nhất của ông. Trong thâm tâm ông vẫn luôn biết, vợ trước sớm muộn gì cũng sẽ tái giá, mà con trai thì quá nhỏ, có lẽ thêm vài năm nữa con trai sẽ không còn nhớ nó có một người cha như ông. Có đôi khi Yến Tuân cũng sợ hãi, sợ con trai sẽ oán giận ông vì có một người cha ruột mang vết nhơ như ông, sợ cả đời này có thể ông sẽ không được nhìn thấy con trai của chính mình nữa.

"Khóc cái gì mà khóc! Con trai của ông gửi thư và đồ cho ông, ông nên vui mừng mới phải". Người đàn ông đứng bên cạnh Yến Tuân cười nói, trong lòng vừa vui mừng thay cho Yến Tuân vừa cảm thấy hơi cô đơn, các con của ông hiện giờ đang ở đâu nhỉ?

Yến Tuân gật đầu lia lịa, cũng không mở thư từ và bưu kiện ra tại chỗ ngay. Cán sự nông trường thường xuyên đến tuần tra giám sát, nếu nhìn thấy bọn họ lười biếng không làm việc thì sẽ khấu trừ phần thức ăn.

Hoàn thành công việc buổi sáng, mọi người nhanh chóng cầm hộp cơm của mình đi lĩnh cơm. Cơm trưa hôm nay là một cái bánh bao bắp không nhân trộn lẫn vỏ trấu và một chén cháo loãng soi rõ được bóng người. Khẩu phần ăn này hoàn toàn không đủ no, nhưng trông dáng vẻ của đám người này như đã thành thói quen vậy.

“Nhìn xem, con trai ông đã gửi đến cho ông những gì?”.

Đám người này đã ở cùng nhau lâu như vậy, lai lịch và tình hình sơ lược của mỗi người cũng đều hiểu rõ. Bọn họ biết lúc Yến Tuân bị đưa đến đây, còn có một đứa con trai bảy tuổi và bị vợ trước đưa đi. Không ngờ đứa con trai này vẫn còn nhớ rõ người cha ruột là Yến Tuân, cố ý nghe ngóng tin tức Yến Tuân bị đưa đến nông trường này, còn gửi thư tín và bưu kiện đến. (TYT app)

Chén cháo của bọn họ đã nguội lạnh, trời lạnh căn bản là không thể nào ăn được. May là người trông coi ở nông trường này không quá tệ, cho bọn họ một cái bếp lò nông trường không sử dụng, họ phải lên núi gần đó để nhặt củi về nhóm lửa. Với cái bếp lò này và cái niêu sành được ông cụ Lý trông giữ cửa nông trường cho bọn họ, vào mùa đông họ cũng có thể uống nước và ăn cháo nóng hầm hập. Bảy người đàn ông có tuổi trong một căn phòng đặt tất cả cháo và bánh bao được phát vào trong niêu sành và từ từ đun nóng chúng, rồi ngồi xếp bằng trên kháng chờ Yến Tuân mở bưu kiện.

Yến Tuân đưa gói hàng to cho người bên cạnh, để bọn họ thong thả mở đóng gói. Bản thân ông thì rất nóng lòng mà mở lá thư do con trai ông gửi đến, lúc xé phong thư, ngón tay ông còn hơi run rẩy.

"Ba! Mấy hôm nay, con vẫn luôn nằm mơ thấy ba, nhớ lại hồi còn nhỏ”.

….

"Mẹ bây giờ đã không còn là mẹ của một mình con nữa. Mẹ dùng tên của con thay thế cho anh kế, hiện tại, con trở thành người xuống nông thôn làm thanh niên trí thức. Mỗi ngày đều phải ra đồng làm việc, vai mỏi lưng đau. Những lúc như thế, con lại nhịn không được mà suy nghĩ, có phải là ba sẽ càng mệt mỏi và vất vả hơn con hay không".



“Chớp mắt một cái mà đã một năm trôi qua, con rất nhớ mùi vị của que hồ lô ngào đường mà ba dẫn con đi mua lúc con còn nhỏ, con cũng rất nhớ những ngày mùa đông ba dẫn con đi nghịch tuyết. Ba, con rất nhớ ba!”.



Yến Tuân xót xa đến không thở nổi, ông dùng tay che mặt, không cho những giọt nước mắt rơi xuống giấy viết thư. Ông nghĩ rằng cho dù vợ trước có dẫn con trai đi, ít ra bà ấy vẫn là mẹ ruột của con trai, cũng sẽ không đến mức đối xử tệ bạc với con trai như vậy. Nhưng bây giờ đọc từng dòng từng chữ trong bức thư, đứa bé kia sợ là đã chịu nhiều tủi thân.

Chuyện này khiến cho Yến Tuân vừa đau lòng vừa oán trách vợ trước của ông. Năm đó con trai còn nhỏ, có lẽ có điều mà con trai không biết. Thời điểm ông mới xảy ra chuyện, vợ trước đòi ly hôn và cắt đứt quan hệ giữa ông và con trai, lúc đó ông đã đưa một hộp vàng thỏi mà cha mẹ để lại cho vợ trước, xem như một chút tấm lòng của người cha mà sau này không thể nào làm tròn trách nhiệm của người cha. Một hộp vàng thỏi kia cũng đủ nuôi lớn một sân đầy trẻ con. Nhưng cuối cùng, người đàn bà kia đối đãi với con trai của ông như thế đó, để con trai ông thay con riêng của bà ấy làm thanh niên trí thức. Trái tim Yến Tuân thắt chặt, ông muốn chạy ngay đến bên cạnh con trai, nói cho con trai biết ba của nó còn sống, sau này ba sẽ che chở cho nó. ( truyện trên app T𝕪T )

"Tiểu Tuân à, cậu đừng quá khổ sở!".

Ông lão bên cạnh vỗ về bả vai Yến Tuân, trông ông ấy có vẻ như là người lớn tuổi nhất ở đây.

"Cậu nhìn xem đứa con trai kia của cậu quan tâm cậu biết bao nhiêu nè. Bao tay và bao đầu gối này bây giờ đúng lúc có thể sử dụng, nó gửi cho cậu mấy thứ này cũng là có lòng. Lúc tôi múc cháo, nghe được cán sự Lâm và các cán sự khác nói chuyện phiếm. Họ nói có hai tội phạm lao động cải tạo ở nông trường Hồng Binh cách đó không xa được sửa lại án sai, bây giờ đã được trở về, bốn nhóm người rơi đài. Phía trên rất để ý đến những án oan xử sai năm đó, nói không chừng chúng ta cũng có thể trở về vào một ngày nào đó”.

Ông lão lại động viên Yến Tuân: “Hãy nghĩ đến con trai của cậu, nó cũng mới có mười bảy tuổi. Chẳng lẽ cậu không muốn nhìn thấy nó cưới vợ sinh con sao. Cha dượng thì luôn luôn không so được với cha ruột”.

Những lời dạy bảo của ông lão làm cho Yến Tuân cảm thấy quyết tâm hơn bao giờ hết, ông nắm chặt bức thư trong tay. Không sai, ông phải sống cho thật tốt.

*****

"Ting…Tiến độ hoàn thành nhiệm vụ phụ là 80%. Thân ái, hãy cố gắng không ngừng!”.

Lúc này, Yến Chử đang ở hợp tác mua bán xã huyện, bị tin tức đột ngột này làm cho bàng hoàng.

“Sao vậy”, Lâm Thanh Sơn thấy hai mắt Yến Chử đang nhìn chằm chằm vào không trung, cũng hướng tầm mắt nhìn theo Yến Chử, lại chẳng nhìn thấy gì.

“Không có gì!”, Yến Chử lắc đầu, ngộ ra có lẽ lá thư kia của anh đã phát huy tác dụng.

Lúc đó anh chỉ muốn thử một lần, đánh cuộc vào tình cảm mà ông ấy dành cho đứa con trai là cố chủ này. Trong lá thư, anh thể hiện nỗi nhớ và mập mờ đề cập đến cảnh ngộ của anh hiện tại. Nếu anh sống quá tốt sẽ làm cho Yến Tuân cảm thấy nhẹ nhõm, hoàn toàn không còn vướng bận nào. Chỉ khi anh sống không tốt, Yến Tuân mới có thể không yên lòng, tập trung toàn bộ ý chí mà tiếp tục chiến đấu. Bây giờ xem ra anh đã thắng, nhưng mà âm thanh nhắc nhở tự động của hệ thống sao lại “đáng yêu” như thế này.

"Chúng ta cần khẩn trương hơn, anh Đinh Nam còn đang chờ ở bên ngoài huyện, anh nghĩ Bạch Cố và các cô gái khác đã mua đồ Tết gần xong rồi, nên về sớm đi!”.

Lâm Thanh Sơn nói với Yến Chử một câu. Không có gì bất ngờ xảy ra thì đây chính là lần cuối cùng bọn họ vào thành phố trong năm nay. Ngoài một số nhu yếu phần sinh hoạt, nhóm thanh niên trí thức cũng cần phải sắm sửa chút đồ để đón Tết, anh ta và Yến Chử đại diện đi mua. Những thứ cần thiết dựa theo danh sách đã được mua đủ, bây giờ hai người đang đi dạo loanh quanh, mua chút đồ dùng cá nhân.

Yến Chử gật đầu. Khi đi ngang qua quầy bán thuốc mỡ, bước chân của anh hơi khựng lại. Mặc dù anh không có bạn gái, nhưng anh cũng từng nghe nói “túi xách chữa được bá bệnh”. Hễ là con gái, đều sẽ thích túi xách, son môi, mỹ phẩm,...đúng không?

Yến Chử không chắc chắn, thời đại này cũng không thể mua được những thứ đó. Anh nhìn mấy hộp kem dưỡng da được đóng gói tinh tế trên quầy, cuối cùng anh vẫn cầm lấy một hộp trong số đó và tính tiền.

App TYT và Autumnnolove

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp