Đế Chế Đông Lào

Chương 254: Nam Tiến(12)


...

trướctiếp

Sáng hôm sau, Nguyễn Văn Thành nhận được tin Võ Di Nguy sắp tới gần, gọi Nguyễn Đình Đắc (1) nói:

“ Ta đi tiếp Võ Di Nguy, ngươi ở lại coi chừng cẩn thận. Đồng thời cử 5000 quân, tiến lên thăm dò thành Nam Vang.”

Nguyễn Đình Đắc gật đầu:

“ Được, tướng quân yên tâm.”

Nguyễn Văn Thành hài lòng rời đi.

.......

Đợi Nguyễn Văn Thành đi, Nguyễn Đình Đắc bắt đầu điểm binh chuẩn bị, đúng lúc này, một tên lính vội vã chạy lại:

“ Thưa tướng quân.... đã xác định được kẻ trong thành..... là Tây Sơn.”

Nguyễn Đình Đắc giật mình, gật đầu:

“ Ngươi đi đi. Nhớ giữ kín tin tức.”

Tên lính đáp:

“ Vâng.”

.......

Trong doanh trướng, Nguyễn Đình Đắc cầm lấy bản đồ, vạch thêm một hướng mũi tên, cảm thán:

“ Gọng kìm trên bộ, bọc hậu phía sau, Tây Sơn muốn diệt nhà Nguyễn ư...”

Sau đó, cấp tốc lần lượt tìm cách hóa giải, xong xuôi viết vội cùng tin chiến báo, cho người không ngừng nghỉ chạy về Gia Định.

.......

Nguyễn Đình Đắc xong xuôi đi ra ngoài, thấy binh lính sắc mặt ngơ ngác, đang túm năm tụm bảy bàn tán, cau mày:

“ Nghiêm chỉnh cho ta.”

Mấy tên lính giật bắn người, vội vâng dạ về chỗ.

......

Nhưng càng đi, càng thấy sự kiện diễn ra khắp nơi, Nguyễn Đình Đắc linh tính việc bị lộ, tìm đến tên lính lúc nãy quát:

“ Ta bao ngươi giấu kín, sao tình huống ra như vậy.”

Tên lính run cầm cập, đáp:

“ Thưa tướng quân, thuộc hạ vốn dấu kín, nhưng cờ Tây Sơn bỗng cắm khắp thành Nam Vang. Nên ai ai cũng biết...”

Nguyễn Đình Đắc thở dài:

“ Ngươi lui đi..”

Ánh mắt nhìn hướng Tây, cau mày:

“ Tin thua trận ở Phú Yên lan tới, bọn chúng làm vậy, chắc chắc muốn hạ thấp sĩ khí quân ta. Không thể được, nơi đây mất. Gia Định sẽ lâm nguy... kế hoạch của ta.”

Dứt lời, vội vã đi tới trống trận, thấy giờ cũng đến, cầm dùi gõ vào trống trận.

“ Đùng... đùng.... đùng...”

Liên tục ba hồi, toàn bộ binh lính đều tập hợp.

Nguyễn Đình Đắc hô lớn:

“ Năm xưa vua Lê, chúa Nguyễn ban ơn, lũ họ Hồ mới có thể an ổn lập nghiệp an cư. Nhưng vì giấc mộng quyền lực, chúng đã nướng dân chúng trên ngọn lửa chiến tranh... Bao người chết, mất nhà cửa phải tha hương cầu thực... Trong đó có ta, có các ngươi... May mắn có Vương giang tay cứu giúp... Ta và các ngươi mới đứng được ở đây, có cơm ăn áo mặc.... Ơn nghĩa tựa trời cao. Giờ đây, những kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát muốn giương nanh ác, muốn giết cùng đuổi tận ân nhân.“

Ngừng lúc, xoa trên mặt giọt nước mắt lăn dài, tiếp:

“ Giờ phút lâm nguy đến, để báo đáp ơn nghĩa, chúng ta dù chết cũng muốn cản bước chúng... giết..... giết....”

Nguyễn Đình Đắc quả nhiên là kẻ diễn thuyết tài ba, vốn uể oải, quân Nguyễn như được bơm kích thích, ánh mắt đục ngầu, hô:

“ Giết.... giết.....”

“ Giết.... giết...”

Nhìn phía dưới, Nguyễn Đình Đắc hài lòng nhưng cũng biết tình trạng này sẽ không kéo dài, dù sao nỗi sợ Tây Sơn đã thành âm ỉ, căn bệnh, khẽ biến đổi chủ ý, bỏ qua việc Nguyễn Văn Thành căn dặn, hét:

“ Tuân theo ý mọi người. 1000 quân ở lại coi giữ lương, còn đâu toàn bộ 8000 người, theo ta xuất phát về thành Nam Vang,... giết...”

Quân Nguyễn hừng hừng khí thế tiến về thành Nam Vang.

.......

Trong thành, nghe tin, Nguyễn Nhạc đứng trên thành, thấy xa xa khói bụi mờ mịt, quay sang Trần Văn Kỷ, Nguyễn Thung nói:

“ Y theo kế hoạch B đã định mà tiến hành.”

Tuy đã biết trước, nhưng nghe Nguyễn Nhạc chọn phương án B, cả hai đều rùng mình, định mở miệng can ngăn, Nguyễn Nhạc gạt tay:

“ Không còn sớm, đi đi.”

Hai người cúi khom người rời đi.

.........

Nguyễn Nhạc trút bỏ áo giáp, mặc thân áo trắng, bày đàn trên thành, bên cạnh hai tiểu đồng đứng im, căng thẳng. Nguyễn Nhạc cười:

“ Hãy buông. Mọi chuyện không sao.”

Hai tiểu đầu vội gật đầu.

Nguyễn Nhạc khẽ gẩy vài ngón tay, nghe âm thanh trầm bổng, gật đầu:

“ Đàn tốt.” Rồi nhìn xa xa, mỉm cười:

“ Vốn muốn thử từ lâu, ‘ không thành kế ‘ (2) không biết có tác dụng.”

........

Phía dưới bốn cửa thành nhanh chóng mở toang, một nhóm người dân gan dạ, vốn khó khăn được quân ta giúp đỡ, liều mình bán mạng trả ơn, được đào tạo trước, chậm rãi tái hiện việc sinh hoạt bình thường: cò kè mặc cả, nô đùa.....

......

Ngoài thành, 3000 quân ta lặng lẽ hành quân. Nguyễn Bảo quay sang Phạm Công Trị ngạc nhiên:

“ Nếu không biết, đúng là ta cũng nhận lầm ngươi là bệ hạ. Thảo nào năm đó, có thể lừa cả nước Thanh. Quả giống.”

Phạm Công Trị khiêm tốn:

“ Lần đó may mắn có Vương gia giúp.” Rồi mang ra, một miếng ngọc bội, bên trong vẫn còn ẩm chứa uy áp, nói:

“ Nếu không có nó, thì ai đã biết bệ hạ, tinh ý sẽ nhìn ra. Mong nó còn hữu ích. Hi vọng lần này sẽ thành công.”

Nguyễn Bảo cười:

“ Trong lũ giặc, may ra có Nguyễn Đình Đắc cùng Nguyễn Văn Thành biết mặt. Tên kia đã rời đi, tí phụ thân cho người quấn tên còn lại, thì chắc chắn không sao.” Dứt lời, có chút băn khoan:

“ Hi vọng kế thành công.”

Phạm Công Trị hiểu nỗi lòng, gật đầu:

“ Chắc chắn sẽ được thôi. Dù thua, bên cạnh hai vị quân sư có đối sách, vương sẽ an toàn.”

Nguyễn Bảo cũng hiểu ra, lo lắng bằng thừa, đáp:

“ Đi thôi. Chúng ta làm tốt việc được giao đã. Còn đâu do số trời.”

Đoàn người nhanh chóng tăng cước bộ.

........

Nguyễn Đình Đắc mang quân đến, chứng kiến cảnh tượng bày ra, thấy trên thành là Nguyễn Nhạc, vội cho quân dừng lại. Ánh mắt chăm chú.

........

Có thể giờ nhắc đến Tây Sơn, ai nấy đều chỉ đích danh Nguyễn Huệ, người nâng tầm Tây Sơn như hiện tại. Nhưng với riêng Nguyễn Đình Đắc, kẻ cho hắn ấn tượng sâu nhất, đáng sợ nhất là Nguyễn Nhạc.

Khi đó, họ Trịnh chèn ép nhà Lê, với nỗi lòng “ Trung Lê” hắn từ biệt, chạy vào Thuận Hóa, gặp được Nguyễn Hữu Chỉnh ‘ người chung chí hướng’. Cả hai dắt nhau vào phò Tây Sơn.

Biết tài hắn, nghe hắn có ý định ‘ Phó Lê ‘, Nhạc cũng đồng ý, ban cho vàng bạc, cho đi theo khi đánh Thuận Hóa, chính khoảng thời gian này, hình ảnh Nhạc đã khắc sâu trong tâm trí.

Dù sau này có bỏ đi theo Nguyễn vì Tây Sơn không còn trí ‘ phò Lê’. Nhưng tình cảm hắn dành cho Nhạc là tôn trọng, kính sợ. Bởi theo hắn, Nhạc làm đúng lời hứa với hắn, khi ‘ Phò Lê’ đã yên lặng lên ngôi, ở thành Quy Nhơn. Việc lật ý định, thành lập nhà Tây Sơn, diệt Lê là do Nguyễn Huệ, tiếm quyền, gây nên.

Nghĩ vậy, trong lòng nhiều nỗi tơ vò.

........

Đúng lúc này, tiếng đàn vang lên, một âm hưởng du dương da diết, khiến hình ảnh năm xưa càng in đậm. Thấy Nguyễn Đình Đắc đứng yên, bên cạnh phó tướng nói:

“ Chúng ta công thành thôi tướng quân.”

Nguyễn Đình Đắc chần chờ, lắc đầu:

“ Rút quân, ta sợ rằng có mai phục. Hắn chiếm thành Nam Vang, làm cơ sở đánh ta, chắc chắn sẽ mang binh. Giờ không thấy....”

Bên cạnh phó tướng nói:

“ Có thể là hôm qua bọn chúng rút đi. Nay không quân mới bầy ra thế, hù doạ. Dù mai phục, đến cũng phải đánh một trận, không thể không công đã lui,”

Nguyễn Đình Đắc gật đầu:

“ Được..” rồi chỉ 2000 quân, nói:

“ Ngươi mang chúng đi thăm dò trước.”

Tên phó tướng gật đầu, đang định điểm quân, phía sau hậu phương vang lên tiếng ầm, màn khói nghi ngút. Tất cả biến sắc, lúc này, một tên lính vội vã đến, người đầy thương tích hô:

“ Thưa tướng quân, Nguyễn Huệ đem quận phục kích phía sau, quân lương bị đốt.”

Lời dứt, sĩ khí vốn được hun đúc, rót đi ngàn trượng, Nguyễn Đình Đắc nhìn lên cửa thành, thấy Nhạc vẫn đánh đàn, cảm thán:

“ Chúng ta bị lừa. Sao ta lại không nghĩ ra, nhánh một không có hắn, bên này ắt phải có. Nguyễn Huệ sẽ không chịu ngồi yên. Mau chóng rút lui.”

Quân Nguyễn vội vã lui.

.........

Lúc này, hơn 2000 quân ta đi đầu, phía sau là dân thường, ngồi ngựa, kéo theo tấm gỗ, hùng hổ chạy ra, phía sau khói bụi mù mịt, như một đại quân. Đi đầu, Trương Văn Đa (3) hét lớn:

“ Quân Nguyễn chạy đâu, hãy bỏ mạng.”

Nghe vậy, vốn tâm trí rối bời, quân Nguyễn càng hục mặt chạy, đối hình tán loạn.

Đuổi ra vài km, Trương Văn Đa cũng cho quân lui về. Vừa lúc gặp Nguyễn Bảo, cả hai cười lớn, ca khúc khải hoàn vào thành. Nguyễn Nhạc cùng những người khác vội xuống tiếp đón. Đóng cửa thành.

........

Trái với quân ta, Nguyễn Đình Đắc quay lại, toàn bộ binh lính chết hết, chỉ còn vài kẻ thương năng, kho lương cháy dụi. Nhìn vậy, Nguyễn Đình Đắc chân run, sắc mặt uể oải, một mình về doanh trướng.

........

Phía xa, đang cùng Võ Di Nguy đàm đạo, Nguyễn Văn Thành thấy khói, sắc mặt cũng tái mét, đội quân nhanh chóng lao về. Nhìn cảnh tan hoang, Nguyễn Văn Thành nổi giận, Nguyễn Đình Đắc quỳ gối:

“ Thưa tướng quân, do nỗi của ta, nên để lương bị đốt. Mong tướng quân trách tội.” Sau đó kể toàn bộ câu chuyện.

Nghe xong, Nguyễn Văn Thành quay sang, Võ Di Nguy lắc đầu:

“ Việc này không thể trách toàn bô Đắc tướng quân được. Nhạc, Huệ quỷ kế đa đoan, dù ta với tướng quân ở cũng sẽ mắc lừa. Nhưng không trừng phạt sẽ khiến quân nôn nao. Chi bằng hãy để Đắc tướng quân lập công chuộc tội.”

Nguyễn Đình Đắc vội khom người:

“ Cảm tạ tướng quân, không biết việc gì, dù dầu sôi lửa bỏng, ta cũng cam lòng.”

Nguyễn Văn Thành, nói:

“ Nay ta đi, thấy có vài ổ phỉ ở đây, tướng quân hãy vất vả chúng, đem người đi giết, cướp lương. Đồng thời cũng giúp bà con.”

Nguyễn Đình Đắc gật đầu:

“ Vâng, để tôi đi luôn.”

Nguyễn Văn Thành đáp:

“ Mai đi, nay biết trong thành là quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cầm đầu. Chúng ta cần bàn bạc đối sách phòng thủ. Chắc chắn chúng sẽ dùng nhánh này thọc vào trong. Chúng ta nàn bạc rồi xin vương tăng viện binh.”

Nguyễn Đình Đắc, Võ Di Nguy gật đầu.

Đêm đó, quân Nguyễn cả đêm không ngủ. Đối lập với không khí hân hoan của quân ta trong thành.

P/s: (1) Nguyễn Đình Đắc xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, của một dòng họ công thần, trên một vùng quê địa linh nhân kiệt. Thủy tổ ông là Nguyễn Xí - Đại thần suốt bốn triều thời Hậu Lê, người được vinh danh "Hai lần khai quốc" như câu đối vua Lê Thánh Tông đã ban tặng: "Bình Ngô khai quốc/ Tịnh nạn trung hưng"..

Trong thời kỳ khủng hoảng chính trị xã hội đương thời, ông cố tìm cho mình một minh chủ để thực hiện khát vọng phục hưng nhà Lê. Và ông đã dấn thân vào cuộc nội chiến giữa các thế lực Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn.

Ban đầu phò Tây Sơn, nhưng nhận thấy Tây Sơn mộng bá chủ sẽ không ‘ phò Lê’, nên chạy vào với Nguyễn Ánh. Bị lời ngon tiếng ngọt dụ sẽ giúp mộng ‘ phò Lê’ nên đã liều mình giúp. Nhưng sau Nguyễn Ánh lên ngôi, biết rõ mình bị lừa. Từ quan nhưng Nguyễn Ánh lo lắng, cho đầu độc chết.

(2) Không thành kế: là cách Không Minh với 2000 quan văn, cùng Quan Hưng và 500 lính kị mã. Doạ lui, Tư Mã Ý với 15 vạn đại quân, không dám công thành.

(3) Trương Văn Đa: là con của Trương Văn Hiến, (thầy dạy võ và binh thư của cả ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ), tính tình thuần hậu, theo cha học cả văn lẫn võ từ thuở nhỏ.

Ông được Tây Sơn Vương (Nguyễn Nhạc) thương yêu, gả con gái cho và sau này ông còn được ở luôn trong cung để dạy dỗ thái tử Nguyễn Bảo.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp