Hồ Sơ Mật Liên Xô

Bức thư của người bệnh (2)


9 tháng

trướctiếp

Nội dung bản "di chúc" của Lênin được chia ra làm hai phần (Phần một được viết từ ngày 26 tháng 12 năm 1922 và một phần được viết vào 4 tháng 1 năm 1923) có nội dung như sau: Kiến nghị, xem xét phương pháp điều Stalin khỏi cương vị Tổng Bí thư, đồng thời sẽ bổ nhiệm người khác đảm nhiệm cương vị này. Lênin cho rằng, quyền lực trong tay của Stalin khi được làm Tổng Bí thư là rất lớn, rất khó có thể nói rằng Stalin sẽ luôn cẩn thận khi sử dụng quyền lực này. Hiện nay, việc nhắc lại di chúc chẳng còn ý nghĩa gì nữa, bởi vì ngày nay đã có nhiều người biết rồi. Nhưng quá trình viết và công bố đi chúc của Lênin lại là điều rất mới trong đó có nhiều chỗ "trống". Chỉ có một điểm không cần phải bàn cãi, đó là "bản di chúc" được viết trong mùa xuân năm 1923 cũng là lúc Đại hội 12 họp. Lênin đã nói lại rằng, nguyện vọng của Người là những biên bản về lời nói của Người được in ra làm 3 bản. Một bản cho bản thân Người, một bản cho Crúpxkaya, một bản dành cho thư ký của Người, Metvâychép đã khẳng định rằng, Người còn yêu cầu gắn xi niêm phong bản "di chúc" của mình, ghi rõ ngày, tháng và người duy nhất được quyền mở là Người, còn sau khi người mất phải do Crúpxkaya mới được mở nó. Nhưng M.A Vôrôchisêva, thư ký của Lênin không ghi câu này vào trong thư "sau khi Người mất" mà chỉ nói lại bằng miệng cho Crúpxkaya biết.

Nội dung bản "di chúc" được chuyển tới cho các đại biểu của Đại hội 12. Nhưng không thấy các đại biểu có thảo luận gì xung quanh vấn đề điều chỉnh chức Tổng Bí thư của Stalin. Và bức thư cửa Lênin chuyển tới cho các ủy viên Trung ương cũng không được đọc. Sở dĩ có những việc như vậy là do trong khi chấp hành những chỉ thị của Lênin đã xuất hiện những việc ngoài dự đoán. Vấn đề là ở chỗ, người được quyền mở bức thư có gắn xi lại chỉ có thể là Lênin, thế nhưng Lênin lúc đó đang bị liệt, Người không nói được, mà Crúpxkaya cũng không làm việc này được, do vậy mà cứ theo ý nguyện của Lênin thì chỉ khi nào Người mất mới được quyền mở nó.

Vậy là phong bì có văn kiện tuyệt mật này đã được cất kỹ đúng một năm. Liệu Stalin có biết về những bức thư này? Về việc này cũng có nhiều nhận định khác nhau. Có nhận định cho là Stalin đã biết được việc này thông qua lời kể của Vôrôchisêva, có một lần bà thư ký này đã buột miệng nói ra là Lênin có một bản "di chúc". Sau khi biết được việc này, Crúpxkaya đã hết sức ngăn cản để không cho Stalin tiếp xúc với Lênin lúc này đang bị liệt. Do đó Stalin lúc này nuôi ý đồ sẽ có một ngày hỏi thẳng vấn đề này với Lênin. Trước khi Lênin mất một năm, Người đã bắt Crúpxkaya đem bức thư gắn xi đó đến nhưng Crúpxkaya đã không dám vi phạm di chỉ của Lênin. Kiểu nhận định thế này được lưu truyền rộng rãi trong giới phụ nữ, nhất là vào giữa những năm 50, tin tức này còn được nhanh chóng lan truyền trong các giáo viên trường học cấp tỉnh. Còn kiểu nhận định thứ 2 là, do Stalin không nắm chắc được là bản"di chúc" đó như thế nào, nhưng Stalin luôn nghi ngờ và rất cẩn thận chỉ cần một vài hành động miễn cưỡng là Stalin có thể gián tiếp phát giác đoán ra là Lênin đang giữ bản "di chúc".

Vậy trên thực tế là thế nào - điều này rất khó nói ra. Và vẫn còn loại nhận định thứ 3 là: Stalin không biết Lênin có di chúc. Tán thành kiểu nhận định này chỉ có Bachanốp, người đã từng là thư ký của Bộ chính trị, đã trốn ra nước ngoài. Trong hồi ký của mình, ông ta viết trước ngày khai mạc Đại hội 13 của Đảng, Crúpxkaya một người luôn mạch lạc trong công việc đã mở "quả bom" (di chúc) đựng trong chiếc phong bì của Lênin đưa cho Ban chấp hành Trung ương Đảng, lúc này Mêkhơních đã đem lại nội dung văn kiện báo cáo với Stalin, trong văn kiện Lênin đề nghị miễn trừ chức vụ Tổng bí thư của Stalin. Stalin đã dùng lời lẽ cực kỳ khó nghe chửi mắng Crúpxkaya, rồi chạy đến thương lượng với Zinôviép và Camênhép. Chúng ta hãy giới thiệu sơ lược tình hình phân bố các lực lượng chính trị thời bấy giờ. Trong thời kỳ Lênin lâm bệnh, cuộc đấu tranh giành quyền lực diễn ra, nổi lên có ba người là Zinôviép, Camênhép và Stalin. Ba người này đã liên kết với nhau để chống lại đối thủ cạnh tranh nguy hiểm là Trôtxki. Sau khi Lênin tạ thế, Stalin cần củng cố hơn bao giờ hết cái liên minh "Ba người" này để có thể đánh đổ được Trôtxki.

Bây giờ nhìn lại, ta thấy rõ ràng rằng, chính sự liên minh với Zinôviép và Camênhép đã cứu nguy cho Stalin. Còn trước đây, nhóm 3 người này đã ký kết với nhau một thỏa hiệp. Khi Đại hội lần thứ 13 diễn ra, báo cáo chính trị sẽ do Zinôviép đọc, điều này có tác dụng xác lập uy tín của Đinôviép. Và trong thỏa hiệp này, đến Đại hội 14, Zinôviép vẫn lãnh trách nhiệm đọc diễn văn khai mạc vì việc này có liên quan đến uy tín của Zinôviép ở Lêningrát. Nhưng sau này, khi liên minh ba người bị tan vỡ, các thỏa hiệp này giữa họ cũng bị tiêu ra tro.

Lúc này giữa 3 người vẫn còn tồn tại một thỏa ước khác để cùng nhau liên hợp chống lại Trôtxki. Do có sự xuất hiện bản di chúc của Lênin, vấn đề đầu tiên được đề cập đến là Zinôviép và Camênhép đã đồng ý để Stalin được giữ cương vị Tổng Bí thư. Họ đã vô cùng ấu trĩ khi nhận thức rằng: Stalin chẳng còn phải sợ gì nữa, bởi vì bản di chúc của Lênin đã khiến cho uy tín của Stalin ở trong Đảng bị hạ thấp. Vậy là họ đã ra tay cứu Stalin. Tác giả Zinôviép viết, trước khi Đại hội diễn ra một ngày, ngày 21 tháng 5 năm 1924, Trung ương Đảng đã triệu tập hội nghị khẩn cấp để tuyên đọc bản di chúc của Lênin...

Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương tổ chức tại hội trường Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản toàn Nga. Trên ghế Chủ tịch, có Camênhép ngồi ở phía sau, bên cạnh là Zinôviép. Camênhép tuyên đọc bức thư của Lênin. Hội trường yên lặng một lúc. Bacanốp nhìn thấy rất rõ sắc mặt của Stalin từ thâm tín chuyển sang căng thẳng, theo chương trình hội nghị đã sắp xếp trước, Zinôviép đứng lên phát biểu.

Zinôviép phát biểu rằng, di chúc của Lênin chính là pháp luật. Chúng ta không chỉ một lần tuyên thệ chấp hành di chúc của Người, có một điểm mà chúng ta may mắn được chứng kiến, việc lo lắng của Lênin là đúng. Điều này có nghĩa là chức vụ Tổng Bí thư và sự mất đoàn kết trong Ban chấp hành Trung ương Đảng là rất nguy hiểm.

Đương nhiên là các ủy viên Trung ương đã nhận thấy rất rõ trong Ban chấp hành Trung ương có chia rẽ. Zinôviép đã kiến nghị Đại hội một lần nữa bầu Stalin tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí thư. Lúc này Stalin nghiến răng lại, đôi mắt hướng ra phía cửa sổ, khuôn mặt biểu lộ sự căng thẳng: Vì đó là lúc quyết định số phận của ông ta, nhưng không ai nói gì cả. Camênhép đề nghị dùng phương thức biểu quyết bằng giơ tay để quyết định trực tiếp vấn đề này. Rồi Bazanốp đếm tay và báo cáo kết quả với Camênhép, đại đa số mọi người đều tán thành bầu Stalin tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí thư một nhiệm kỳ nữa. Chỉ có nhóm nhỏ của Trôtxki là phản đối nhưng cũng có vài người bỏ phiếu trắng.

Zinôviép và Camênhép đã chiến thắng. Nếu lúc đầu Zinôviép và Camênhép biết đề phòng viên đạn của Stalin bắn vào sau gáy mình thì đã tốt. Một năm rưỡi sau, Zinôviép và Camênhép đã bị tước bỏ hết mọi chức vụ. Zinôviép đã đau khổ nhớ lại là mình và Camênhép đã cứu Stalin như thế nào, ông đau khổ nói rằng: "Đồng chí Stalin có biết là phải cám ơn ai không?". Stalin cầm lấy cái tẩu thuốc ở trong mồm ra nói rằng: "Còn phải nói, tôi đương nhiên đã biết, và biết rất rõ, thật không ngờ anh vẫn còn căn bệnh đó".

Vậy là vấn đề dự kiến nhân sự cho chức vụ Tổng bí thư đã được giải quyết. Ngoài ra hội nghị còn thông qua một quyết nghị: "Tuân theo di huấn của Lênin, đầu tiên các văn kiện này không thể sao chép, vì các thành viên của Ban tiếp nhận văn kiện đã đọc văn kiện của Lênin tại các đoàn đại biểu nên phần quyết nghị này đã lộ rõ ý đồ làm cho mọi người mơ hồ không xác định rõ, làm được như vậy sẽ khiến các vụ lãnh đạo trong các đoàn đại biểu chỉ có thể truyền đạt được những điểm chính trong văn kiện của Lênin và quyết nghị của hội nghị một cách đơn giản cho các đại biểu, khiến các đại biểu không thể nắm được kỹ văn kiện của Lênin".

Sử gia Metvâychép tỏ ra hoài nghi về các chứng cứ của thư ký Bộ chính trị Bachanốp. Metvâychép cho rằng: không thể tin được là di chúc của Lênin đã được tuyên đọc trước hội nghị của các ủy viên Trung ương trước khi Đại hội khai mạc một ngày. Metvâychêp nói tiếp: Có rất ít các ủy viên Trung ương biết được nội dung bức thư Lênin gửi đại hội. Họ cũng thường xem xét các công văn gửi cho Crúpxkaya, trên những công văn đó viết rằng, sau khi Người mất hãy công khai những biên bản mà Người đã nói cho toàn Đảng tại Đại hội tới.

Liệu Crúpxkaya có biết được nội dung trong các phong bì đó không? Giả dụ nói rằng bà biết, vậy thì những tin đồn của nhân dân là Stalin nhiều lần có ý muốn nắm được những văn kiện bí mật ấy của Lênin và bị Crúpxkaya kiên quyết từ chối là hoàn toàn có thể chứng thực được. Còn nếu nói bà không biết, thì đó chẳng qua là ca ngợi tinh thần dũng cảm, đức nhẫn nại của người phụ nữ này. Bà đã chấp hành di huấn của Lênin. Sau khi Lênin mất, bà đã mở bức thư, bà phát hiện thấy một bức gửi cho Đại hội 12, nhưng vì Đại hội 12 đã họp rồi, bà quyết định sẽ đợi đến Đại hội 13 để trình lên đại hội. Quả đúng như vậy, Metvâychép không phủ nhận sự thực này, chính Crúpxkaya đã trình lên Ban chấp hành Trung ương bản di chúc trước ngày Đại hội họp.

Hiện nay, tài liệu lưu trữ của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã được công khai, nhiều điều ghi trong biên bản của những lần Đại hội Đảng và Hội nghị toàn thể Trung ương đó đã được công khai. Sẽ có nhiều hy vọng để được làm rõ nhanh chóng vấn đề là phải chăng tại hội nghị toàn thể trung ương, bản "Di chúc" của Lênin đã được tuyên đọc, hay vấn đề bản "Di chúc" chỉ được đem ra thảo luận trong một nhóm nhỏ của Bộ chính trị. Phải nói thật là dường như việc vạch rõ chi tiết của bài viết này chẳng có ý nghĩa thực tế gì. Cuối cùng thì trong suốt quá trình đại hội, liên minh hội ba người Zinôviép, Camênhép và Stalin đã có những quyết định và không coi trọng nó. Quan trọng là ở chỗ, vì họ đã có sự thương lượng với nhau, và tại Đại hội chính thức, bản "di chúc" của Lênin đã không được tuyên đọc. Chiến lược của hội ba người là, khi Đại hội khai mạc mở đầu là giới thiệu các vị lãnh đạo tổ chức Đảng của các nước cộng hòa và các tỉnh sau đó sẽ đọc tại hội nghị bí mật của một số đoàn đại biểu trước hội nghị, nhưng bất kỳ một ai tham dự Đại hội cũng đều không được ghi chép gì hết. Một điều đặc biệt quan trọng là, những lời phát biểu của các đại biểu trong Đại hội không hề động chạm đến bức thư đó. Trọng suốt quá trình hội nghị, Zinôviép và Camênhép đã có nhiều cuộc họp bí mật với nhiều đoàn đại biểu lớn nhất.

Đúng như mọi việc đã được an bài từ trước: Stalin đã tuyên bố thôi giữ chức Tổng Bí thư, nhưng ngay lập tức Camênhép, Zinôviép và nhiều các ủy viên Trung ương khác liên tiếp thuyết phục Stalin đừng rời bỏ chức vụ Tổng Bí thư. Họ đã tặng cho Stalin một món quà hoàn toàn không thể ngờ tới: quyết định không ghi văn kiện của Lênin vào biên bản đại hội, thậm chí cũng không nói đến hội nghị bí mật của các đoàn đại biểu, để cho việc thảo luận những vấn đề quan trọng này không còn lưu lại bất kỳ văn bản nào, và họ đã làm đúng như vậy.

Nhưng điều làm người ta khó chịu nhất là, có rất nhiều những chứng cứ lịch sử và văn kiện chỉ có sau khi công bố ở nước ngoài rồi chúng ta mới được biết, ngay bản di chúc của Lênin cũng có số phận như vậy. Năm 1926, người ta đã thấy bản di chúc được đăng trên các tạp chí của Mỹ, Pháp. Những Văn kiện của Lênin đăng trên các tạp chí ở phương Tây rất có khả năng là do phái đối lập cung cấp. Mà cách làm thông thường của chúng ta là báo chí của chúng ta tuyên bố chỉ trích những văn kiện Di chúc của Lênin đã công bố là giả tạo. Nhưng không thể giấu mãi được. Trong hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương vào tháng 7 năm 1926 theo yêu cầu của phái đối lập, cần phải đem bản Di chúc của Lênin và thái độ của Lênin đối với Stalin trong mấy tháng cuối đời mình và những thông báo nội bộ khác ghi vào biên bản tốc ký bí mật. Nhưng Stalin đã có một hành động rất tinh khôn. Ông đưa ra kiến nghị với Đại hội 15 là xóa bỏ quyết nghị có liên quan đến bản Di chúc của Lênin tại Đại hội 13, mà đề nghị đưa bản Di chúc của Lênin vào tuyển tập Lênin.

Vậy trên thực tế kết quả là thế nào? Trong Đại hội 15, khi bàn đến vấn đề liên quan đến bản Di chúc của Lênin, Ricốp đã đứng lên kiến nghị rằng, phải đưa bản Di chúc của Lênin ra thảo luận trong Đảng, phải được in ấn và phát hành có kèm thêm những phần ghi chép tốc ký. Các đại biểu đã biểu quyết thông qua kiến nghị của Ricốp. Thế nhưng năm thứ 2 sau Đại hội 15 các báo cáo tốc ký của Đại hội 15 mới được xuất bản công khai, nhưng trong đó cũng chẳng hề có một chút dính dáng đến bản Di chúc của Lênin. Trong "Tuyển tập Lênin" cũng không thấy có bản Di chúc của Lênin.

Chính xác là lúc Đại hội khai mạc, các bản thông tin tóm tắt được in để phát cho các đại biểu có bản Di chúc của Lênin nhưng vì số lượng rất ít, nên sau khi kết thúc Đại hội, các đại biểu đã mang chúng theo mình, do đó mà các tập báo cáo giản lược này đã biến mất một cách mất tăm trên đất nước rộng lớn này. Sau đó bắt đầu một thời kỳ bức hại, người ta đã nghĩ đủ mọi cách để tránh khỏi có liên quan đến các loại tài liệu đó, vì thế những ai còn giữ lại những văn kiện đó (sách, báo) của Lênin, đều bị bắt hết. Họ bị khởi tố và bị khép vào tội hoạt động phản cách mạng.

Ngày 24 tháng 12 năm 1922, Lênin đã truyền chỉ thị bằng miệng cho thư ký của mình ghi vào để gửi Đại hội. Bởi vì Người nghi ngờ khả năng của Stalin, liệu khi có quyền lực trong tay, Stalin có thực sự cẩn trọng, cùng lúc đó giữa Stalin và Crúpxkaya đã xảy ra một sự kiện không vui, điều này đã làm cho Lênin có những phản ứng gay gắt. Vậy thì cuộc xung đột được tạo nên do bản Di chúc của Lênin giữa Stalin và Crúpxkaya có mối liên hệ gì không. Chúng ta đều biết rằng, ngày 5 tháng 3 năm 1923 có một biên bản ghi lời của Lênin, nói thẳng với Stalin. Lênin cực kỳ tức giận, Người đã yêu cầu Stalin phải xin lỗi Crúpxkaya. Ngày 4 tháng 2 năm 1923 đã là 2 tháng kể từ ngày viết biên bản bổ sung tháng 12 năm 1922. Biên bản ngày 5 tháng 3 là biên bản ghi lời nói cuối cùng trong đời Lênin.

Trôtxki cho rằng, nhìn vào biên bản ngày 5 tháng 3, thì thấy rất rõ, cho dù là thời gian nào, nhìn từ góc độ nào, chính trị hay tình cảm cá nhân, ta luôn thấy mối quan hệ của Stalin và Lênin đã hoàn toàn bị phá vỡ. Nhìn từ góc độ cá nhân của kẻ đã từng bị trục xuất khỏi nước Nga, qua "con quỷ của cách mạng" Trôtxki, đã bị Stalin trục xuất này ta thấy rằng, phần ghi chép của Lênin chính là một chứng cứ cho thấy, Lênin đã hoàn toàn cắt đứt quan hệ đồng chí với Stalin.

Chúng ta cùng xem xét cuốn hồi ký của B.Đrizhô năm 1989 có viết, "Hiện nay, trên nhiều trang báo, cái tên Nađêzda Konxtantilốpna Crúpxkaya và thái độ của Stalin đối với bà ngày càng xuất hiện nhiều, tôi muốn kể lại những sự thực mà tôi được biết.

Chỉ vừa mới hai tháng sau khi Stalin tỏ thái độ thô bạo với Crúpxkaya, vì sao Lênin lại phải gửi thư yêu cầu Stalin phải xin lỗi Crúpxkaya? Nguyên nhân của sự việc này có khả năng chỉ mình tôi biết, bởi vì Crúpxkaya thường hay kể với tôi về việc này. Sự việc được bắt đầu từ tháng 3 năm 1923. Có một lần khi Crúpxkaya và Lênin đang nói chuyện với nhau về một vấn đề gì đó, chợt có tiếng chuông điện thoại reo lên, Crúpxkaya chạy lại nhấc điện thoại (Nơi ở của Lênin có lắp điện thoại ở ngoài hành lang). Nghe xong điện thoại, trở lại chỗ của Lênin, Lênin liền hỏi: "Ai gọi điện đó?" Crúpxkaya trả lời: "Điện thoại của Stalin", "chúng tôi đã làm lành với

nhau". "Vậy cuối cùng thì có việc gì vậy?" Lênin lại hỏi. Và thế là Crúpxkaya không thể không nói hết ra: Sự việc bắt đầu từ tháng 12 năm 1922, lúc đó Stalin đang nói chuyện với Crúpxkaya qua điện thoại một cách cực kỳ thô bạo, ông ta còn đe dọa cả danh nghĩa ủy viên nhân dân của bà. Crúpxkaya đã cầu xin Lênin đừng để ý đến chuyện đó, bởi mọi việc đã được dàn xếp ổn thỏa, bà đã quên sự việc đó. Nhưng bà đã không thuyết phục được Lênin, việc Stalin xúc phạm đến Crúpxkaya là sự xỉ nhục đối với Người, đến ngày 5 tháng 3 năm 1923, Lênin đã gửi một bức thư cho Stalin và bức thư được sao gửi cho Zinôviép và Camênhép. Trong thư yêu cầu Stalin phải xin lỗi Crúpxkaya.

Stalin không thể không xin lỗi, nhưng việc này làm ông ta không bao giờ có thể quên được, từ đó đã dẫn đến thái độ sau này của Stalin đối với Crúpxkaya.

Nhân đây cũng xin nói luôn là, sau khi Stalin chết có nhiều tài liệu ghi chép của Lênin được tìm thấy ở chỗ Stalin. Những tài liệu này được tìm thấy trong một ngăn kéo bàn làm việc của Stalin. Stalin đã giữ những tài liệu này cho đến lúc chết.

Vì sao Stalin lại trách mắng Crúpxkaya trong điện thoại? Đương nhiên là khó có thể đồng ý với kiểu đồn đại của dân chúng là Stalin biết việc Lênin có một bản ghi chép về ông ta, do đó Stalin có ý muốn đến gặp Người, nhưng đã bị Crúpxkaya cản trở. Nhìn vẻ bên ngoài ta thấy, Stalin gọi điện đến là ra vẻ quan tâm đến sức khỏe của Lênin. Stalin đã răn đe Crúpxkaya rằng, bà không đảm bảo an toàn, chu đáo cho Lênin, chính Crúpxkaya đã cho phép Lênin vi phạm lệnh cấm của các bác sĩ là không cho phép Lênin làm việc trí não. Khi Lênin bị ốm liệt giường, Người muốn ra chỉ thị gì đều phải truyền lại bằng miệng. Có khi mỗi ngày, Người vẫn đọc những bài viết, những kiến nghị chừng 5 đến 10 phút. Thậm chí còn yêu cầu cho xem báo và các loại tạp chí cần thiết. Stalin cho rằng, Crúpxkaya đã phá vỡ những quy định từ trước đây, coi sinh mạng của Lênin như trò đùa. Muốn nhanh chóng làm Tổng Bí thư, coi việc được Bộ chính trị ủy quyền là một cơ hội tốt để thay đổi thân phận của mình. Qua các hành động trên đây, ta thấy, Stalin có danh chính ngôn thuận mà giám sát chặt chẽ mọi hành động của Lênin, giám sát tất cả mối quan hệ của Người, thậm chí còn để ý tỷ mỷ đến từng chữ trong các bức thư.

Một việc tương đối quan trọng là Người ốm yếu như vậy, thì không có cách nào tiếp xúc với Trôtxki được nên không thể có chuyện Lênin và Trôtxki có mối tình cảm đặc biệt thân thiết trong lúc sinh mệnh nguy nan.

Sau khi đã thương lượng cùng các bác sĩ, Stalin, Bukharin và Camênhép ra một quyết định như sau: Thứ nhất, cho phép mỗi ngày Lênin được quyền đọc cho thư ký ghi chép trong vòng từ 5 đến 10 phút. Nhưng những bản viết đó không nên có tính chất văn kiện. Vlađimia Ilrích cũng không nên đợi những trả lời cho những biên bản ghi chép của mình; nghiêm cấm mọi sự thăm viếng.

Thứ hai, bất cứ ai ai trong số bạn bè hay người thân đều được thông báo những tin tức trong đời sống chính trị cho Lênin biết. Không cung cấp những tài liệu gây nên sự bối rối lo nghĩ, làm cho Lênin phải động não dẫn đến không có lợi cho sức khỏe của Người.

Những quy định này nó không giống sự quan tâm đối với lãnh tụ đang ốm, mà ngược lại, nó giống như những chỉ thị giám sát những kẻ bị giam lỏng. Có thể nói rằng, Stalin quyết không để cho sự việc xảy ra một cách ngẫu nhiên nữa và quyết không để cho Lênin được thông tin cho ai và gặp ai.

Người luôn phải chịu đựng sự nhục nhã - Crúpxkaya đã gửi cho Camênhép một bức thư: "Tôi đã đưọc sự cho phép của các bác sỹ và tôi đã ghi lại một bức thư do Lênin đọc cho tôi chép. Vì thế ngày hôm qua Stalin đã có thái độ cực kỳ thô bạo với tôi. Tôi không phải là mới vào Đảng, mà trong suốt 30 năm nay, tôi chưa hề nghe thấy một đồng chí nào lại nói với tôi thô tục như vậy. Vì lợi ích của Đảng và sự tôn trọng đối với Lênin, tôi sẽ quyết không chịu lùi một bước.

Đối với Lênin, điều gì nên nói, và điều gì không nên nói, tôi chắc là các bác sỹ ai cũng biết rõ. Do vậy mà tôi biết rõ điều gì khiên Người lo lắng không yên, điều gì thì sẽ tốt cho Người, điều gì thì sẽ không làm sao, và cho dù là thế nào đi chăng nữa thì tôi luôn là người hiểu Lênin hơn Stalin.

... Mong đồng chí hãy bảo vệ cho tôi, đừng để cuộc sống của tôi phải chịu sự can thiệp thô bạo, và hãy giúp tôi tránh được sự chỉ trích và uy hiếp không đáng có đó. Stalin còn dám đe doạ cả danh nghĩa Ủy viên nhân dân của tôi do các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ương đã nhất trí bầu tôi lên, tôi cũng chẳng còn nhiều thời gian và sức khỏe để suốt ngày theo đuổi những chuyện ngu xuẩn thế này. Tôi là một con người đang sống bình thường, nhung thật ra thần kinh của tôi đã quá căng thẳng rồi – Nađêzđa Konxtantilôpna Crúpxkaya".

Đằng sau vẻ quan tâm bên ngoài của Stalin đối với Lênin là còn ẩn chứa một âm mưu khác. Trong những ý kiến cuối cùng mà Lênin đã từng trăng trối lại có nhiều điều liên quan đến Stalin. Thậm chí nó không chỉ là trong Di chúc, mà đã từ rất sớm, trong các bài viết của Người đã ẩn chứa nội dùng về vấn đề này. Ví dụ, trong tác phẩm:"Chúng ta nên cải tổ Viện Kiểm sát Công nông như thế nào" và "Thà ít nhưng phải tốt hơn" Lênin

đã phê bình gay gắt, và rất sắc bén ủy ban nhân dân kiểm soát công nông do Stalin lãnh đạo. Tác phẩm của Lênin đã làm cho Stalin ngấm ngầm phẫn nộ, qua đó Stalin thấy được cá nhân mình bị phê phán.

Bài viết này đã được cụng cấp cho các báo sử dụng. Lênin đã kiên quyết yêu cầu được đăng tại nó một cách nhanh nhất. Crúpxkaya, đồng chủ biên tờ “Sự thật" đã nói với Bukharin. Stalin lúc này cuống cả lên, chẳng dám ngủ gật nữa. Ông ra sức không cho phép Viện Kiểm sát Công nông được phép xuất bản tác phẩm trên của Lênin. Trong tác phẩm này đã phê bình Stalin, là ủy ban nhân dân do Stalin lãnh đạo, là cơ quan kém nhất trong số các cơ quan được thành lập. Bộ chính trị đã nghiên cứu vấn đề này. Có tin nói, Quybixép đã kiến nghị đem tác phẩm này đăng trên báo "Sự thật”, nhưng chỉ xuất bản một bản để cho Lênin đọc nhằm xua đi những lo lắng của Người. Nhưng kiến nghị này đã không được thông qua. Sau này quyết định công bố tác phẩm này được phổ biến rộng rãi trên tờ "Sự thật" ngày 25 tháng 1 năm 1923.

Đương nhiên là những điều mà Lênin nói về Stalin được báo chí dùng cách riêng của mình làm cho mọi người không hiểu được bao nhiêu sự thật của vấn đề. Stalin đã lợi dụng quyền được Bộ chính trị giao cho việc chăm sóc sức khỏe của Lênin để quản chặt Lênin. Ông ta dường như không rời mắt khỏi Lênin. Bây giờ thì đã rõ, thậm chí Stalin còn cài cắm cả người của mình vào trong đội ngũ nhân viên xung quanh Lênin. Biên bản ghi lời nói của Lênin được đăng báo đã làm cho Stalin tức giận và lo sợ. Việc lo sợ và tức giận này đã được thể hiện bằng cuộc nói điện thoại với Crúpxkaya.

Cái chết của Lênin thực sự đã làm cho Stalin vô cùng thoải mái. Theo cách nói của một nhà nghiên cứu phương Tây P.Taken, thì Stalin đã tâng bốc người chết lên tận mây xanh. Stalin cần một Lênin không còn làm cho Stalin phải sợ hãi và Stalin cũng chẳng cần phải nghĩ cách gì để đối phó nữa.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp