Hồ Sơ Mật Liên Xô

Tiếng súng ở Siêbankha (2)


8 tháng

trướctiếp

Rất khó nói địa phương nào vẫn bảo tồn một cách kỳ diệu cuốn thứ 2. Đây quyết là một cuốn sách phải ngừng xuất bản. Quả thực tôi không dám tin vào mắt của mình. Hai hàng cuối cùng của cuốn sách ấy có viết: "Sáng sớm ngày 6 tháng 8, ở Nông trường quốc doanh "Siêbankha" trực thuộc Cục sản xuất công nghiệp quân sự Trung ương cách Ôđétsa 30 dặm. Maduôtốp, Đội trưởng đội cảnh vệ Nhà máy đường Quân đoàn kỵ binh, dùng súng poọc hoọc bắn một phát vào lồng ngực Gơrigơri Ivanôvích, giết hại ông”. Té ra hung thủ là Maduôtốp. Nhưng tại sao trong cuốn sách xuất bản năm 1934 lại không có tên anh ta? Qua đối chiếu, nội dung hơn 30 hàng trong đó không hề có sửa đổi gì với cuốn sách của Sipiriacốp và A.Nicôlaép cùng biên soạn nhằm giới thiệu Kôtốpxki cho lớp trẻ. Có điều là trong cuốn sách không đề cập tới chi tiết về họ tên của hung thủ cũng như tấn bi kịch ở Siêbankha, lại tăng thêm một đoạn văn dùng từ ngữ tài hoa khéo léo, nội dung trống rỗng, không hề có đặc điểm nhân cách hoá, một đoạn văn có thể thêm vào bài thương nhớ bất kể một nhà cách mạng Bônsêvích nào. Rõ ràng Sipiriacốp cùng ngồi tù với Kôtốpxki hơn một năm đã đặc biệt tìm một người am hiểu viết về cách mạng và cuộc nội chiến cùng biên soạn cuốn sách ấy.
Như thế là trong cuốn sách nhỏ mong mỏng bỏ túi xuất bản trước đây ngót 70 năm ấy, lại không chú ý nhắc tới tên họ hung thủ đã giết hại Kôtốpxki. Nhân tiện xin bổ sung thêm, đó vẫn không phải là tên thật. Song sau đó tên họ kẻ giết hại vị tướng lĩnh nổi tiếng trong thời gian nội chiến cũng không thấy xuất hiện trên sách báo Liên Xô nữa, ở nước ngoài thì lại càng không thể có.
Năm 1990, nhà xuất bản "Quân cận vệ Thanh niên" đã xuất bản cuốn sách "Nguyên soái Hồng quân" do Rôman Phuli viết. Đây là cuốn sách đầu tiên xuất bản ở trong nước kể từ năm 1919, sau khi ông rời khỏi tổ quốc Một số sách khác của ông, như "Hành quân trên băng” và "Giấy đen chữ trắng" trong những năm 20 từng xuất bản ở Nga Xô. Do ở chương một của cuốn "Nguyên soái Hồng quân" viết về Tukhasiépxki, cho nên chỉ đến 1932 một nhà xuất bản ở Béclanh có xuất bản. Êrenbua nói, chính phủ Xô Viết không tha thứ cho tác giả và con buôn xuất bản sách. Về sau, năm 1933, vẫn Nhà xuất bản ấy ở Béclanh, Phuli lại xuất bản cuốn sách giới thiệu các Nguyên soái Liên Xô khác như Vôrôsilốp, Buxiôngni, Buhaokhơn và Kôtốpxki.
Rôman Pôrisôvích Phuli năm 1986 mất ở Mỹ. Cho tới khi chết, ông cũng không được nhìn thấy những cái gọi là sách văn học chống Liên Xô của ông xuất bản ở Mátxcơva. Là người làm chứng rất sinh động ngót 80 năm lịch sử nước Nga, ông cảm thấy rất bức thiết cần phải thông báo cho nhân dân toàn bộ sự thật của lịch sử.
Với đề mục giản đơn và mộc mạc không hào nhoáng"Cái chết của Kôtôpxki” ở chương một ông mô tả ngày cuối cùng của vị tướng Hồng quân ấy, nội dung không dài, chỉ có mấy dòng ngắn ngủi. Phuli có trích dẫn bài phát biểu của Siêmieo Buxiôngni, bạn chiến đấu của Kôtốpxki trên lưng ngựa tại buổi lễ tang. Phuli có bình luận về bài phát biểu của Siêmiao Buxiôngni rằng: "Có thể cho rằng Kôtôpxki bị đánh chết trên chiến trường”, tác giả với kinh nghiệm già dặn gây hứng thú cho bạn đọc rằng:"Không, rất nhiều điều nghi ngờ về cái chết của vị Nguyên soái kiệt xuất đã ba lần được tặng thưởng huân chương và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương”.
Thậm chí ông còn nêu ra tấm gương trong lịch sử. Năm 1882, tướng M.Đ.Xkhơbierep nổi tiếng bỗng đột tử ở khách sạn Angơrêchen. Tính tình ông nóng nảy, chính phủ không ưa thích ông, vì thế mặc dù chiến công của ông rất lớn, nhưng mọi người đều hiểu rõ rằng, các sĩ quan cao cấp của quân đội Nga hoàng và triều đình đều rất ghét Xkhơbierep, thế rồi tin đồn ở khắp mọi nơi xoay quanh về nguyên nhân cái chết của ông, có tin nói rằng vị tướng bạch phỉ ấy bị tên thiếu uý kị binh được lệnh đầu độc ông.
(Xkhơbirep (1843 -1882) thượng tướng bộ binh nước Nga (1881), từng tham gia quân Viễn chinh Hi -va ở Trung Á năm 1873 và cuộc viễn chinh ở Anchiêkin 1880 - 1881, tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa Hảo Khan (1813 - 1876). Trong cuộc chiến tranh Nga -Thổ vào năm 1877 -1878, ông đã chỉ huy thắng lợi bộ đội.)

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp