Hồ Sơ Mật Liên Xô

Những lời nói thành thật với nhau (2)


8 tháng

trướctiếp

Bôrít Andrâynicasvili con trai nhà văn đã viết lời nói đầu cho cuốn sách đầu tiên "câu chuyện mặt trang mãi mãi không bao giờ tắt”. Theo anh, bản thân cuốn tiểu thuyết này là có bằng chứng. Sau khi so sánh cuốn tiểu thuyết này với tập hồi ký của bạn chiến đấu của Blôngtai, con trai nhà văn đã tìm được rất nhiều điểm chung trong đó, thậm chí phát hiện những đối thoại cá biệt ăn khớp với nhau. Điều đó khiến cho Bôrít còn tin chắc rằng những tài liệu mà cha anh nhận được là của vị thống soái Blôngtai. Bôrít con lại dám bới móc những điều thiêng liêng nhất chính nhà văn này đã phát hiện trước tiên những tệ nạn của thể chế Stalin. Dưới thể chế này khó hiểu được vì nghĩa vụ đảng viên mà con người ta đi đến chết một, cách vô nghĩa, Caprilốp Tư lệnh Tập đoàn quân không muốn làm phẫu thuật. Ông cảm thấy mình khoẻ mạnh, nhưng vì kỷ luật của đảng, ông đã đồng ý nằm xuống. Trong tác phẩm "Câu chuyện" đã mô tả rõ ràng mà chủ yếu nhất là dám mô tả.
Về Blôngtai có nhiều cuốn sách mô tả về ông, còn dựng thành phim nữa. Tên tuổi của ông chưa bị xoá nhoà trong lịch sử, còn các nhà hoạt động quân sự nổi tiếng khác của nhà nước Xô Viết như Giô. Giôvasaikít, Sia. Sia Caminhép v.v... sau khi chết, thì tên tuổi của họ đều bị xoá nhòa trong lịch sử. Trong thời kỳ cách mạng và nội chiến, Blôngtai đã đứng vững vàng ở vị trí cấp trên chỉ định cho ông, luôn luôn ở địa vị các nhà hoạt động nổi tiếng, bất cứ sự thay đổi nào trong các quan chức cấp cao đều không có ảnh hưởng gì đối với ông. Khi vào Bộ Thống soái Hồng quân của ủy ban quân sự cách mạng nước cộng hoà, Trôtski, Skhơnengski, Brơnốp, Ônresưrisithơ v.v... bị thương nặng và bị tước bỏ chức vụ, Vôrôsilốp và Puxiongni thường hay bị một số phê bình nho nhỏ, duy chỉ có Blôngtai không giống như bọn Trôtxki, thậm chí cũng không bị phê bình như Vôrôsilốp.v.v... Trong Bộ Thống soái Hồng quân ông là người độc nhất vô nhị. Hình tượng của Blôngtai được Stalin xây dựng thành mẫu mực đã trở thành tượng thánh. Bởi vì điều đó trước hết hợp với bản thân Stalin, đối với người chết thì không cần lo lắng nữa. Xét về khía cạnh khác, dưới quyền của đồng chí Stalin, người tổ chức Hồng quân nhìn chung cần phải có một số cán bộ chỉ huy thiên tài và trung thành để lãnh đạo Tập đoàn quân và Phương diện quân. Nhìn chung không thể giống như bọn Tukhasiepski, Yêcơrốp, Iachin, Upôrêvích, Camaních, Muralốp, Mỉônốp, Buliôkhơn, Têpiencô v.v... đều là bọn phản bội và kẻ thù của nhân dân.
Nói Blôngtai là vị thống soái thiên tài, là chắc chắn không còn có tranh luận gì nữa. Kế hoạch tác chiến do ông định ra nhằm chiếm Crimê cùng với tất cả các kế hoạch khác mà ông đề ra đều rất đơn giản, được coi là kiệt tác thiên tài thật sự, Prangơn, Tổng tư lệnh quân đội Nga sau khi thị sát toàn bộ phòng tuyến, trong mệnh lệnh có viết:"Tôi đã thị sát khu vực xây dựng pháo đài Plêkhôphu. Theo tôi, việc bảo vệ Crimê mọi sự đã sẵn sàng, chúng ta làm mọi việc có thể làm". Nam tước Prangơn đã rút ra kết luận không hay lắm đối với bản thân ông, khu vực pháo đài Plêkhôphu, suốt cả mùa Đông, Blôngtai cũng không hạ được. Quân đội của ông sẽ bị chìm nghỉm dưới chân thành Plêkhôphu!
Đúng như Prangơn có kinh nghiệm đầy đặn đã dự đoán được như thế, Blôngtai cũng làm như thế thật. Ông cử Buliôkhơn công kích chính diện thành Thổ Nhĩ Kỳ và lô cốt hình ngũ giác của Plêkhôphu. Buliôkhơn ba lần dẫn bộ đội công kích nhưng không hạ được lô cốt, cả ba lần đều phải rút lui. Song cuộc tấn công lần này chỉ nhằm lôi kéo kẻ địch, nên đã giả vờ tấn công. Còn mũi đột phá tấn công chính là mũi đột kích của Apcútthơ. Cônkhơ qua vịnh Sivát làn gió mát từ phía Tây thổi sang Đông qua biển hướng tới Gơnisiêtskhơ. Trước mắt Blôngtai lộ ra bãi cát. Điều đó khiến ông rất đỗi kinh ngạc vui mừng. Những người địa phương phơi muối ở vịnh đã chỉ rõ bãi cát. Một quyết định trong nháy mắt đã chín muồi. Tư lệnh Phương diện quân đã sửa lại kế hoạch trước đây trong khi hành quân. Theo kế hoạch cũ, bộ đội cần phải hành động men theo núi Arabatsa dài 120 dặm, rộng chỉ có ba dặm, phải đi vòng qua khu vực lô cốt của địch. Biện pháp lợi dụng nước triều xuống làm lộ ra bãi cát nông của vịnh Sivát luôn vấn vương trong đầu Blôngtai, lợi dụng khi màn đêm buông xuống, quân của Cônkhơ lội qua bãi lầy lội của vịnh Sivát Họ vừa đi vừa đánh, trải qua chiến đấu ác liệt, đã giành được bán đảo Litôpski. Con đường. thông tới phía sau thành đất của Thổ Nhĩ Kỳ đã thông. Cánh quân của Conkhơ và Buliôkhơn đồng thời giáp công mãnh liệt kẻ địch từ chính diện. Một đòn tấn công đã đột phá hàng rào dây thép gai ở vịnh Plêkhôphu. Sau khi trải qua nhiều cố gắng, trên thành đất Thổ Nhĩ Kỳ đã treo lá cờ đỏ do Puleokhơn tự tay kéo lên. Qua mấy ngày chiến đấu gian khổ hy sinh, hai khu vực lô cốt Siungganski và Isunitski đã bị hạ. Sư đoàn 30 của Gơliadơnôp tấn công mãnh liệt vào hướng Chankhơy đã mở được con đường tới Crimê. Tập đoàn quân Conkhơ tiến vào Efpatolia và Sinphêrôpôn. Tập đoàn quân kỵ binh số một do Buxiông và Vôrôsilôp chỉ huy tiến vào Sêvattrôpôn ngày 15 tháng 11 năm 1921. Puleokhơn và Buxiôngni tấn công Sêvattôpôn. Quybisép và Khatslin tấn công Phêôđôsia từ 16 tháng 11 năm 1920, toàn bộ khu vực bán đảo Crimê đã trở về tay chính quyền Xô Viết. Từ khi Blôngtai đến lãnh đạo phương diện quân miền Nan vẻn vẹn chỉ 50 ngày!
Ngay trước khi tới Plêkhôphu và Siungcara, người Anh đã coi Blôngtai trên tạp chí là thống soái vĩ đại nhất của thời đại. Rõ ràng đây là ảnh hưởng của Blôngtai đã giành được thắng lợi ở Tuôckitstan. Sau khi Blôngtai đến Tuôckitstan láng giềng của Ấn Độ, chúa tể của biển cả ấy, thận trọng theo dõi vị Tư lệnh phương diện Tuôckitstan mới tới, suy đoán mục đích Lênin cử ông đến Trung Á là gì. Khu vực Tuôckitstan lúc bấy giờ rộng rãi, còn to hơn toàn bộ châu Âu, gồm có năm tỉnh. Bờ phía Đông Catxpiên, Samankha, Sêmirêchiyê. Sông Sin và Phêcana. Nói cách khác cũng có nghĩa là một phần của Udơbêkixtan, Tuốcmênia, Tátgikixtan, Kiêcghidia và Cadăcxtan ngày nay. Ngoài ra, trung tâm của nước cộng hoà Tuôckitstan còn có hai nhà nước quân chủ Siva và Bukhara.
Khi Blôngtai trên đường tới Tuôckitstan thì nước Sivakhan bị lật đổ. Ở Hoarachurmô, thủ đô của Siva có một Khơkhan, ông là bù nhìn của người Anh. Ông bị các thần dân có khuynh hướng cách mạng vứt bỏ. Còn Bukhara vẫn bị Êmi thống trị. Ông là quan phục vụ của Nga hoàng, là học viên quân đoàn Pêtécbua Padơski có biệt thự to đẹp ở Yalta. Ở lãnh địa Êmin, tình thế cách mạng vừa mới hình thành, còn ở trong nhà tù Bukhara đã nhốt đầy những đảng viên Cộng sản. Dưới sự chỉ huy của Êmin có 40.000 binh lính do sĩ quan Anh huấn luyện. Blôngtai có tất cả không quá 20.000 chiến sĩ Hồng quân phân bố từ Cratsnôvôtskhơ đến Vênê (tên cũ của Alamutu). Từ biển mặn đến vùng đất rộng lớn Tuôckitstan của Cutxka, từng bức thư tình báo khẩn cấp gửi tới Luân đôn sương mù dày đặc, vị Tư lệnh mới tới nhiệt tình tiếp đón người bộ hành từ Ấn Độ đến, tranh thủ họ từ trong tay phần tử Batư để bảo đảm đi lại được an toàn. Ông còn tổ chức mít tinh ở Tatxken và tuyên bố. "Ấn Độ có thể nhận được viện trợ của nước Nga cách mạng!" Sự lo lắng của chúa tể biển cả phí công vô ích. Blôngtai chưa chuẩn bị tiến quân vũ trang vào Ấn Độ. Binh lực của ông rất ít, quá lắm chỉ đủ tác chiến với phần tử Batư. Lênin cử ông đến Tuôckitstan không phải là không có nguyên nhân. Blôngtai sinh ở Sêmirêchiê, rất thông thạo tình hình địa phương.
Nhiệm vụ chủ yếu của ông là củng cố chính quyền Xô Viết ở vùng Trung Á. Ông chẳng những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy, hơn nữa còn giúp đỡ nhân dân Bukhara khởi nghĩa thoát khỏi nền thống trị chuyên chế của Êmin.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp