Hồ Sơ Mật Liên Xô

Là bạn bè hay là người cạnh tranh (5)


8 tháng

trướctiếp

Tại Đại hội lần thứ 1 7 Đảng Cộng sản Liên Xô, Kirốp tuyên bố báo cáo của Stalin "là văn kiện xuất sắc nhất”, ông kêu gọi mọi người "hãy giữ vững tinh thần cảnh giáccao
nhất”, bởi vì đấu tranh chưa kết thúc, còn đang tiếp diễn, ông còn ca ngợi hết lời các nhân viên Chêka đã lãnh đạo hàng vạn lao động là tù nhân xây dựng kênh đào Bạch Hải - "công trình to lớn của thời đại". Chẳng những tại Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, ông được các đại biểu vỗ tay như sấm, mà trong hai Đại hội 15 và 16 trước đây ông cũng được hoan nghênh. Tại hai cuộc Đại hội ấy ông đã tham dự vào việc đập tan tập đoàn Trôtxki - Zinôviép, sau đó lại tham gia vào đấu tranh chống "hữu”. Với nhiệt tình sẵn có của mình, ông tuyên bố "Đối với phái đôi lập, chúng ta cần phải gạt bỏ bằng những phương thức quả quyết nhất, cứng rắn nhất và thẳng tay nhất”. Chính trong quá trình đấu tranh chống "hữu”, Kirốp nổi bật ở hàng đầu các nhà lãnh đạo chính trị. Năm 1930, ông cùng với Caganôvích lần lượt thay thế Bukhanin và Tômski trở thành ủy viên Bộ chính trị, còn Ricốp thì được Ônchungnisitchơ thay. Kết quả là Kirốp đã vô tình khách quan giúp đỡ Stalin đập tan Bộ chính trị thời Lênin lập nên.
Đồng thời có chứng cứ tỏ rõ, thí dụ Micôiăng chứng minh rằng, không biết vì nguyên nhân gì, tại hội nghị chính trị Kirốp chưa bao giờ phát biểu ý kiến. Điều đó khiến một số nhà sử học đương đại có lý do nhận định rằng, hình như Kirốp có giữ khoảng cách nhất định với Stalin và những người xung quanh ông. Khơrútsốp đã gọi Kirốp một cách chuẩn xác rằng: "Người làm công tác quần chúng ưu tú”. Dù là Stalin hay là Môlôtốp mới tràn đầy niềm tự tin trong ngành của mình, điều khác với họ là Kirốp không sợ giao lưu với đông đảo quần chúng, song chưa bao giờ ông chủ trì công tác trong phạm vi cả nước, quá lắm ông chỉ là một vị cán bộ lãnh đạo địa phương. Có khả năng là nguyên nhân ông giữ im lặng tại Hội nghị Bộ chính trị, chính là ở đó chứ quyết không phải là như hiện nay có người tưởng rằng ông lạnh nhạt với Stalin. Cộng thêm Kirốp chưa bao giờ đến công tác ở Mátxcơva. Điều đó khiến ông chưa đứng vào hàng ngũ “lãnh tụ số 1”. Trong nhiều nấc thang quyền lực lúc bấy giờ, Kirốp chỉ được coi là “lãnh tụ vô sản của Lêningrát".
Song tất cả những cái đó đã vượt ra khỏi khuôn khổ của pháp luật. Mà Tổ giám sát điều tra được Ban điều tra của Bộ chính trị giao cho, đúng như chúng ta đã biết, chỉ thừa nhận những sự thực chuẩn xác được chứng minh bằng tài liệu khách quan. Đối với tất cả những thông tin dựa theo tin đồn và suy đoán, cách nói gió chiều nào theo chiều ấy, những thông tin của người thứ ba kể lại về người bị hại. Tất cả đòi hỏi phải có chứng cứ xác thực, mà những thông tin và cách nói ấy không xác thực. Shatunốpxkaya nêu ra kết luận cũng không có chứng cứ. Bà cho rằng khi thẩm vấn Nicôlaiép nói với Stalin rằng, nhân viên công tác của Cục bảo vệ an ninh Chính trị quốc gia đã dùng bốn tháng trời để động viên anh đi ám sát, họ cứ bảo rằng, đây là yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Shatunốpxkaya xác nhận Nicôlaiép đã ba lần bị bắt cả người lẫn súng, hầu như mỗi lần đều được người của Cục bảo vệ quốc gia ở Lêningrát thả ra. Sau này xác minh thực tế Nicôlaiép bị bắt một lần, đó là việc xảy ra ngày 15 tháng 10 năm 1934. Nhưng không có chứng cớ nào chứng tỏ nhân viên Chêka đã kiểm tra túi da của Nicôlaiép có súng lục ổ quay. Nhân viên Chêka có thể không lục soát người bị bắt. Về cách nói Nicôlaiép nhận định rằng có người dùng tới bốn tháng để khuyên anh đi giết Kirốp cũng không có tài liệu nào chứng minh. Tìm hết tất cả các hồ sơ nghiên cứu những chứng từ của các nhân viên Chêka luôn theo dõi Nicôlaiép trong nhà lao, tổ trinh sát đã tìm thấy tờ biên bản ghi cuộc nói chuyện. Sau khi Nicôlaiép bị Stalin thẩm vấn, trở về nhà lao anh nới chuyện với người coi giữ anh: "Stalin hứa không giết tôi, thực tế là nói dối, ai mà tin được. Ông bảo nếu tôi nêu được người đồng mưu ông bảo đảm sẽ không giết tôi. Tôi không có người đồng mưu...".
Aurốp trước đó đã mô tả như thật với các bạn đọc phương Tây cả tin, sau lại với các bạn đọc của nước mình dựa vào tạp chí "Tia lửa" về tình cảnh Zhapôrôgiơsư, Phó Cục trưởng nội vụ Lêningrát tham gia vào vụ mưu sát Kirốp. Tình cảnh ấy ngay tại hiện trường Stalin thẩm vấn Nicôlaiép cũng đều không có tài liệu khách quan làm chứng. Hiện trường của cuộc thẩm vấn này là do vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ hoàn toàn tưởng tượng ra. Trước khi thẩm vấn Nicôlaiép, Stalin không có khả năng nói chuyện trực diện với Zhapôrôgiơsư hơn một tiếng đồng hồ, nguyên nhân rất đơn giản - Zhapôrôgiơsư lúc bấy giờ không ở Lêningrat. Zhapôrôgiơsư vì bị ngã ngựa trên trường đua ngựa, bị gẫy đùi, từ tháng 8 năm 1934, phải điều trị bệnh, từ ngày 13 tháng 11 cùng năm đi nghỉ ở Huôxthơ. Khi ông trở về Lêningrát, Stalin đã quay về Mátxcơva. Zhapôrôgiơsư chưa bao giờ gặp mặt Nicôlaiép, sau khi Nicôlaiép phạm tội, cũng chưa thẩm vấn anh. Zhapôrôgiơsư không tham gia vụ mưu sát Kirốp. Ông tham gia công tác của Ban thanh trừ phản cách mạng toàn Nga là theo yêu cầu của Chienrenxki. Ông là người cầm đầu gián điệp của cơ quan tình báo Liên Xô ở nước ngoài, lâu ngày ở nước ngoài chỉ tới đầu những năm 30, mới trở về Liên Xô.
Tổ kiểm sát điều tra cũng đã tiến hành thẩm tra tỉ mỉ đặc biệt về cách nói đối với người làm chứng nguy hiểm ấy có liên quan đến việc cố ý trừ khử Bôrisốp. Trong sự kiện này, thực tế có rất nhiều suy đoán. Anh được đưa đến để tiếp nhận Stalin thẩm vấn - bỗng xảy ra tai nạn xe bất ngờ, tiếp theo là chết... bản giám định làm năm 1934 viết:"Bôrisốp vì đầu bị lực và vật cứng đập khá mạnh, như tường đá đập vào, làm vỡ xương sọ". Lẽ nào cả một Bộ Nội vụ như thế lại không tìm được một phương tiện giao thông thích hợp để hoàn hảo đưa Bôrisốp không bị thương đến Cung điện Sưmônnưi chờ đợi lãnh tụ ở đó? Hôm nay, sau khi việc này đã qua được ngót 60 năm, rất khó giải thích nhân viên công tác của Bộ Nội vụ lúc bấy giờ dựa vào quy định nào, điều đi một chiếc xe thông thường như thế, xe tải bỏ mui chở nặng một tấn rưỡi làm việc này. Mặc dù như vậy, chuyên gia y khoa quân sự có thẩm quyền nhất năm 1990 nhận định rằng, kết luận của bác sĩ năm 1934 là chuẩn xác.
Stalin đến Lêningrát ngày hôm ấy tức ngày 2 tháng 12 đã thẩm vấn Nicôlaiép. Mà ngày 4 tháng 12 một nhân viên Chêka tên là Kasapha gài vào nhà lao giam Nicôlaiép báo cáo với Agơranốp rằng hình như Nicôlaiép đang mê sảng nói: "Nếu như Kôtôrênốp bị bắt, đừng lo âu, anh là một con người có ý chí kiên cường, song nếu Shadơki bị bắt, nhưng anh lại là một thằng sợ chết, anh sẽ cung ra mọi cái..." Ngày hôm ấy Agơranốp đã trực tiếp gọi

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp