Hồ Sơ Mật Liên Xô

Âm mưu của kẻ chiến thắng (4)


8 tháng

trướctiếp

Bản thông cáo này được công bố lúc 4 giờ sáng ngày 5 tháng 3. Bản thông cáo nói rằng: Trong đêm ngày 4 tháng 3 và rạng sáng ngày 5 tháng 3, bệnh tình của Stalin đã rất hiểm nghèo. Việc này đã dẫn đến các loại tin đồn về thời gian chết thật sự của Stalin.
Sau này người ta mới biết rằng Stalin căn bản không giống như trong thông báo nói, Stalin bị trúng gió ở trong Điện Kremli, mà là ở ngoại thành, tại khu biệt thự gần ngoại ô. Vaxili con trai của Stalin nói là "Các ông đã giết cha anh", tin đồn này cứ được lưu truyền khắp nơi trong mọi người, nó lan ra từ khắp thành phố này sang thành phố khác! Sau khi Bêria bị bắt và sau khi Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô công bố bức thư công khai về vụ án Bêria thì mọi người lại càng hoài nghi về tính chân thực của các tin tức của chính giới. Ai cũng kinh sợ khi biết rằng trong cơ quan của Bêria có một phòng "thực nghiệm", "về kiểm tra nói dối". Tại đây dùng các sản phẩm hóa dược để thực hiện loại trừ tính chất kiềm chế trong lòng con người ta.
Người lãnh đạo phòng thực nghiệm các bác sĩ chuyên môn cũng đã hoàn thành nhiệm vụ cực kỳ tinh tế là trừ khử bí mật những người không cần phải bắt theo lệnh của Bêria. Các bác sĩ còn cho các loại thuốc độc chung với thuốc bệnh để giết người. Với phương pháp này, các bác sĩ ở phòng thực nghiệm này đã giết chết hơn 300 người.
Năm 1976, ở Frăng Phuốc, trên bờ sông Ranh đã cho xuất bản cuốn sách cách đây không lâu các độc giả Liên Xô mới được biết cuốn sách này. Tác giả cuốn sách là người Cápcadơ tên là Aptonhannôp. Năm 1937 đã từng bị thanh trừng. Sau đó, khi được tha đã di cư đến Tây Âu. Ông từng là Giáo sư sử học ở nước Nga. Cuốn sách có tiêu đề "Âm mưu của Bêria về bí mật cái chết của Lênin". Tháng 5 năm 1990, trên tạp chí "Ngôn ngữ” đã cho đặng nội dung một phần của cuốn sách này. Trong cuốn sách đã chỉ rõ. Mối quan hệ của Lênin và Stalin sớm muộn cũng phải lật tẩy, hoặc là hoán đổi vị trí cho nhau, hoặc là cùng chết trong ngọn lửa. Trong cuốn sách ông viết: Ngày nay có rất ít các nhà sử học Liên Xô tranh luận với nhau về điều này. Tức là khi Stalin đã quyết định mượn tay Malencốp "Cận vệ quân trẻ” để thanh trừ "Cận vệ quân già" Môlôtốp, thì Bêria là
người đầu tiên nhìn thấy được kế hoạch chiến lược của Stalin: Theo mô thức của những năm 20 và những năm 30 thì phải trừ khử những ủy viên lão thành trong Bộ chính trị. Điều đó có nghĩa là mượn tay đội "Cận vệ quân trẻ” để trừ khử đội "Cận vệ quân già". Rồi lại mượn sức của lực lượng cán bộ phụ trách được đề bạt trong công nhân để trừ khử đội "Cận vệ quân trẻ”. Những tính toán của Stalin đã sai lầm. Những người xung quanh ông không còn mang trong đầu những tư duy của những năm 1920 nữa. Mà dưới sự bồi dưỡng của ông, tinh thần của họ, phương pháp tư duy của họ, hành động của họ đã giống hệt ông. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong số những người đó, chỉ có một lá cờ đầu. Người đó chính là Bêria.
Antonhaunôp, tác giả của cuốn sách cho rằng, sự sơ hở khiến người ta chẳng hiểu gì cả. Sau khi tạo ra "Vụ án bác sĩ mưu sát” Stalin cũng đã bộc lộ ý đồ của mình: Phải biết rằng, việc chỉ trích cơ quan An ninh Tối cao Quốc gia ung dung "để bác sĩ làm loạn" như thế có nghĩa là trực tiếp chĩa mâu thuẫn vào Bêria.
Bêria cũng rất hiểu cách dùng người của Stalin, và ông ta cũng đã rõ số phận của người tiền nhiệm Yagoda và Êdốp của mình đã gặp phải, ông ta không có ảo tưởng. Stalin bây giờ rất cần cái đầu của Bêria. Còn Bêria, ngoài việc chặt đầu Stalin thì không còn cách nào cứu được mình nữa.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp