Hồ Sơ Mật Liên Xô

Âm mưu của kẻ chiến thắng (3)


8 tháng

trướctiếp

Những người đã từng bảo vệ, phục vụ tại khu biệt thự đã phải im hơi lặng tiếng suốt một thời gian dài. Phải đến 13 năm sau, vào năm 1966, người đầu bếp nữ đã từng phục vụ ở đó gần 20 năm đến nhà tôi và kể lại toàn bộ câu chuyện mà tôi đã kể cho các bạn nghe ở trên. Trong đoạn này tôi không viết ở trong cuốn "Hai mươi bức thư gửi bạn thân". Bởi vì, trước khi tôi viết về đoạn gọi bác sỹ thì cuốn sách đã viết xong rồi. Tôi không muốn thay đổi bất kỳ điều gì trong bản thảo đó. Vì có nhiều người trong giới văn hóa Mátxcơva đã đọc nó. Tôi cũng không muốn năm 1967, lúc đó tôi chưa về nước để một số người phương Tây nào đó cho rằng tôi "khuấy lên" chỉ là ân oán cá nhân hoặc là trả thù, giả sử lúc đó tôi đem những chuyện của anh trai Vaxili viết thành sách thì chắc rằng hậu quả sẽ thật khó lường.
Trừ cô ta ra thì còn ai có thể biết được câu chuyện của Vaxili? Tại nơi đi đày, anh ấy được người ta "giúp cho chết đi", khi đó, KGB đã phái một nữ tình báo viên với danh nghĩa là y tá ở bên cạnh Vaxili... Sau khi Vaxili uống rượu, cô y tá này đã tiêm thuốc ngủ và thuốc an thần cho Vaxili, mà những loại thuốc này thì cực kỳ có hại cho khí quản. Lúc đó cũng chẳng có ghi chép gì của bác sĩ cả, vì cô y tá này tức là “nhân viên y tế”, Vaxili chỉ giữ lại duy nhất một cái ảnh cuối cùng, trong đó trông anh ta thật thảm hại. Cho dù là ở trong ngục, sắc mặt của anh ấy đã khá lên rất nhiều! Ngày 19 tháng 3 năm 1962, trong một hoàn cảnh hết sức đáng nghi, Vaxili đã chết. Chẳng có kết luận giám định của bác sỹ, và cũng chẳng có ai kiểm nghiệm phẫu thuật, chúng tôi ngồi ngây ra ở trong nhà mình mà chẳng biết anh ấy chết như thế nào. Vậy là hàng loạt các loại tin đồn ly kỳ cứ thế tuôn ra...
Về cái chết của cha tôi, đương nhiên là Vaxili rõ hơn tôi rất nhiều. Bởi vì, tháng 3 năm 1953, trong những ngày tháng này anh tôi đã nói chuyện với các phóng viên nước ngoài ở khách sạn nhưng anh đã bị theo dõi và cuối cùng đã bị bắt. Các quan chức Chính phủ đã không cho phép anh được đi lại tự do. Sau đó, KGB đã dứt khoát "giúp anh được chết".
Những người trực tiếp chứng kiến bi kịch trong ngôi biệt thự cũng chỉ tạm thời biết như vậy. Một điều rất dễ nhận thấy là, trong tập hồi ký của con gái Stalin, đặc biệt là trong cuốn "sách viết cho cháu gái ngoại", các hành động của các quan chức chính phủ, nói một cách nhẹ nhàng khiến mọi người cũng khó hiểu. Vì sao mà sau khi nhận được điện báo của người cảnh vệ, Khơrútsốp, Bêria, Malencốp, Bunganin đã đến khu biệt thự mà họ không cho gọi ngay bác sỹ? Khi họ nghe Bêria nói rằng Stalin đang ngủ, đừng làm cho ông ta mất ngủ, thế là tất cả họ lại trở về nhà điều này làm cho người ta cảm thấy thật kỳ quặc. Sự việc càng làm tăng thêm nghi vấn đó là, sau khi viên cảnh vệ phát hiện Stalin đang mặc quần áo ngủ nằm dưới nền nhà, vì sao anh ta lại không gọi ngay y tá đến giúp sức. Cần biết rằng, thời gian quý báu đã bị bỏ lỡ. Vấn đề cuối cùng này đã được trả lời ngay sau khi Stalin mất không lâu. Lãnh tụ Stalin đã xây dựng cho mình một đội con tin có một chế độ quản lý riêng, theo quy tắc làm việc tỉ mỉ đã được Bêria phê chuẩn, nếu không được ông phê chuẩn thì bác sỹ không được đến chỗ Stalin. Biện pháp phòng ngừa này được áp dụng sau khi Viện sỹ Vênôgratôp bị bắt. Nói thực ra "vụ án y tế” đã từng sôi động một thời, tức là bắt đầu từ Vênôgratôp, bác sỹ riêng của Stalin phát hiện thấy tình hình sức khỏe của ông đã xấu đi rất nhiều, viện sỹ đề nghị cần giảm bớt nhiều công việc quá căng thẳng, Stalin tỏ ra tức giận với việc chuẩn đoán này. Từ đó, không cho phép viện sỹ này vào căn phòng đó của Stalin nữa, và ít lâu sau, ông bị tống vào tù.
Likia Kimashukhơ như đổ thêm dầu vào lửa. Việc cần phải làm sáng tỏ là: Likia Kimashukhơ viết thư mật báo là theo bản năng hay cô ta đã bị ai sai khiến. Giả sử A.D.Shaharốp cho cô là một nhân viên mật thám. Cô ta công tác tại phòng thực nghiệm ở bệnh viện của Điện Kremli, cô là một bác sỹ, khi Girưđanốp chết, ở Lantai, cô đã đến đó. Trong bức thư cô viết, là do điều trị không đúng cách, các bác sỹ đã dùng cách điều trị sai nên dẫn đến cái chết của Giưđanốp. Mọi việc này đều có âm mưu từ trước.
Bức thư của Likia giống như một hạt giống rơi từ mảng đất mầu mỡ: Stalin truyền bá cho người ta một hệ tư tưởng, dù họ bị kẻ thù bao vây, cứ coi là chưa có một người nào bị địch phát hiện "vụ án bác sỹ giết người" đã gây phản ứng rộng rãi không lường. Một số lớn bác sỹ bệnh viện Điện Kremli phải ngồi tù. Họ bị tra tấn mà khai rằng từ lâu họ đã lặng lẽ ngấm ngầm rút ngắn tính mạng của nhà lãnh đạo cao nhất. Họ "công nhận" rằng Giưđanốp, Đimitrốp, Sécbacốp đã bị giết hại. Rằng họ đã lấp liếm việc Giưđanốp bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, cứ để cho Giưđanốp hoạt động làm việc, rồi dày vò Giưđanốp đi tới cõi chết.
Chính vào lúc này, để bảo vệ tính mạng của lãnh tụ kính yêu, Bêria đã ký bản quy tắc làm việc chi tiết, đặt ra những quy định nghiêm ngặt như sau: Nếu như không có Bêria ở đó, không có sự phê chuẩn của ông ta, thì không ai được phép gọi bác sỹ đến cho Stalin. Do vậy cho dù là cảnh vệ hay nhân viên phục vụ, cũng đều không dám đi gọi bác sỹ.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp