Tôi Trọng Sinh Trước Khi Đổi Hôn

Chương 2: Thông cảm


1 năm

trướctiếp

Dưới ánh đèn mờ ảo, Mao Xảo Vân lại gõ vào xấp Đại đoàn kết trong tay, sau đó cầm phiếu gửi tiền lên, không khỏi thở dài.

Diệp Quốc Minh phả ra từng làn hơi thuốc, ông không kiên nhẫn nói: "Làm sao đếm được? Cả đêm lăn qua lộn lại đếm đống này cũng chẳng được mấy đồng."

Mao Xảo Vân bỏ tiền vào hộp thiếc, đứng dậy dọn dẹp giường và phàn nàn: “Còn không phải là do Tam Ni sao, còn chưa gả đến nhà chồng mà đã bắt đầu vơ vét tiền cho nhà chồng.”

Diệp Quốc Minh là một chủ tiệm cao tay, ông ta không quan tâm đến những chuyện vụn vặt này, nhấp một ngụm nước nóng trong bình men và nói: “Nó muốn, bà cho nó đi, dù gì cũng chỉ là mấy đồng tiền mà thôi, điều quan trọng bây giờ là chuyện của Bảo Hoa.”

“Nói thì dễ nhưng đó vẫn là một số tiền không nhỏ, tận hơn bốn trăm tệ đấy. Giờ mà đưa cho nó thì tiền tiết kiệm của gia đình chúng ta bao năm qua sẽ phải hao hụt mất một nửa”, Mao Xảo Vân nghĩ đến lại đau lòng, đây là tiền lương mà lão Diệp không ăn không uống suốt một năm trời.

Diệp Quốc Minh cũng kinh hãi lắp bắp nói: “Nhiều như vậy sao? Bà có tính sai không đấy?”

Mao Xảo Vân ném hóa đơn cho ông: “Ông tự tính đi. Khi mới bắt đầu đi làm, mỗi tháng Tam Ni đưa cho gia đình mười tệ, sau đó tăng lên mười lăm tệ. Đã hơn ba năm gần bốn năm rồi, phải không? Số tiền cũng gần năm trăm tệ rồi đúng chứ?”

Thật là, nhà họ Cốc nhiều tiền như vậy, ông cũng không cam lòng, nào có chuyện gả con gái đi lại làm thâm hụt tiền nhiều như vậy. Diệp Quốc Minh trầm tư một hồi rồi nói: “Những khoản đó do bà phụ trách, bớt nói vài câu đi, làm gì có con gái nhà nào gả đi mà được nhiều của hồi môn như vậy?”

Chỉ có thể như vậy, Mao Xảo Vân ngẫm nghĩ một hồi, Tam Ni nhà ta luôn là đứa hiền lành, lại luôn tỏ ra mình đáng thương, đến lúc đó chỉ cần chất đủ một trăm tệ làm của hồi môn, so ra đã có thể diện hơn so với Đại Ni và Nhị Ni rồi.

Nghĩ đến đây, bà yên tâm chìm vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, Diệp Mạn thức dậy đã là hơn tám giờ, Mao Xảo Vân đang bận rộn trong phòng bếp, nghe thấy giọng nói của cô, bà liền than thở: “Sao hôm nay con dậy muộn vậy? Cha con suýt không ăn bữa sáng rồi đấy.”

Đây là đang trách cô không dậy làm bữa sáng sao?

Diệp Mạn cẩn thận nhớ lại, trước khi kết hôn, ba chị em đều đảm việc nhà, hầu như quán xuyến hết việc giặt giũ đến nấu nướng rửa chén. Đặc biệt là cô, khoảng cách tuổi tác giữa hai người chị khá lớn nên sau khi họ kết hôn, mọi việc trong nhà đều đổ lên đầu cô.

Cũng không thể trách được, hai người chị gái, hàng xóm xung quanh đều là bạn học, từ nhỏ đã sống trong hoàn cảnh này, cô cũng chẳng cảm thấy có gì không ổn.

Không nói chuyện với Mao Xảo Vân nữa, Diệp Mạn rửa mặt xong uống một ly nước ấm, sau đó bưng một bát cháo qua, tay lại cầm thêm cái bánh bao, cô đưa lên cái miệng nhỏ của mình, từ từ nhai kỹ nuốt chậm.

Mao Xảo Vân dọn dẹp trong bếp xong, từ trong bếp đi ra, thấy trên tay cô còn lại hơn nửa cái bánh bao hấp, bà liền nhíu mày: “Tam Ni, hôm nay con có chuyện gì vậy? Ăn một bữa cơm mà mất nhiều thời gian như vậy.”

“Chăm sóc dạ dày.” Diệp Mạn nhẹ giọng nói, vẫn duy trì cách ăn chậm rãi này.

Ở kiếp trước, cô bị bệnh dạ dày nghiêm trọng do thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thất thường, ba bữa không có quy luật, ăn cơm giống như đánh giặc, bụng rỗng lại còn uống rượu nên mới bị đau dạ dày. Lúc đầu cô cũng không để ý vì lúc nào cô cũng chỉ lo dốc sức làm việc, chờ đến khi có điều kiện chăm sóc dạ dày thì dạ dày cũng đã bị tổn thương rất nặng rồi, ăn đồ hơi kích thích hoặc ăn đêm nhiều thì bụng sẽ cảm thấy khó chịu.

Mặc dù hiện tại dạ dày vẫn khỏe mạnh, nhưng Diệp Mạn quyết định từ bây giờ phải hình thành thói quen sinh hoạt tốt, nhai kỹ nuốt chậm, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Mao Xảo Vân cười nhạo một tiếng: “Cái tật xấu gì đây!”

Từ hôm qua đến giờ, đứa con gái này càng ngày càng trở nên kỳ quái.

Bà ta cũng không nghĩ nhiều, lau tay nói: “Mẹ ra ngoài mua đồ ăn, con ăn xong nhớ đem bát đũa đi rửa sạch.”

Diệp Mạn không tỏ ý kiến gì. Sau khi ăn xong, cô mang bát xuống bếp thì thấy có mấy chiếc bát bẩn chưa rửa, trên bếp vẫn còn nắp nồi, mở ra thì thấy một bát cháo to, hai cái bánh bao, và quả trứng luộc.

Chậc chậc, sao cô lại trở thành người ăn xong cuối cùng rồi? Rõ ràng vẫn còn Diệp Bảo Hoa, muốn rửa thì cũng phải là nó rửa.

Diệp Mạn cầm lấy quả trứng, bóc ra rồi từ từ ăn. Trứng được lấy từ gà ta nên có mùi rất thơm.

Ăn xong trứng, Diệp Mạn trở về phòng, cầm sổ hộ khẩu của Mao Xảo Vân ngày hôm qua đi đến nhà máy.

Những năm thập niên 80, hệ thống quản lý hộ khẩu vẫn chưa được hoàn thiện, vì vậy muốn sửa tên hay di chuyển hộ khẩu là chuyện rất đơn giản. Hơn nữa, lúc này kinh tế quốc doanh đang có lợi thế tuyệt đối, nhân sự luân chuyển chậm, một người có thể làm việc cả đời nếu vào một đơn vị nào đó nên nhiều người đã chuyển hộ khẩu vào nhà máy.

Diệp Mạn đi đến nhà máy đóng dấu trước, sau đó đến đồn cảnh sát, chuyển hộ khẩu thành hộ khẩu tập thể của nhà máy, còn đổi luôn tên của mình.

Không đến nửa ngày, một cuốn sổ màu đỏ đã nằm trong tay Diệp Mạn.

Có cái này, cô với gia đình họ Mạn sẽ trở thành hai nhà riêng biệt.

Diệp Mạn cất sổ hộ khẩu đi trong tâm trạng thoải mái rồi quay trở lại làm việc trong nhà máy.

Bộ phận của Diệp Mạn là bộ phận bảo trì của nhà máy TV Hồng Tinh, thuộc bộ phận ngoại vi của nhà máy TV, tổng số có hơn 40 nhân viên, nhưng mà lúc này nhân viên thưa thớt, đoán chừng chỉ có tầm mười mấy người, còn có một số người đang hút thuốc, cũng có những người đang nghiêm túc làm việc với đống máy móc.

Điều này khiến Diệp Mạn vốn đã quen với nhịp sống gấp gáp ở Thâm Quyến cảm thấy rất khó chịu. Nhưng đây là thực trạng của nhiều doanh nghiệp nhà nước, đi làm muộn, tan làm sớm là chuyện thường tình, đối với xí nghiệp nhỏ thì hầu hết là hộ liên quan, nhân viên vượt biên chế nghiêm trọng, các loại quan hệ rắc rối khó xử lý, quản lý hỗn loạn. Thậm chí có thể nói là không có quản lý, vừa vào cửa đã ngửi thấy mùi nước tiểu nồng nặc, tức là có người còn đi tiểu khắp nơi trong nhà máy.

“Tam Ni, không phải hôm nay cô xin nghỉ sao? Sao lại quay về rồi.” Một nữ nhân viên đan áo len vẫy tay với Diệp Mạn.

Diệp Mạn nhìn qua, phát hiện một khuôn mặt có phần quen thuộc nhưng không thể nhớ ra tên của người kia. Cô cười nói: “Làm xong việc rồi nên quay về nhà máy xem việc gì cần làm không.”

Nói rồi cô bước tới xem quản lý Triệu đang sửa TV. Quản lý Triệu là trưởng phòng bảo trì, đã ngoài 40 tuổi, tay nghề rất tốt, không có cái TV nào là không sửa được. Ông là người hiền lành, chuyện gì cũng đều tự mình làm, trong khi cấp dưới của ông ngồi uống trà, đọc báo, nghịch nước và đan áo len, ông cùng với đồ đệ của mình làm việc với khí thế hăng say tích cực ngút trời.

Người như vậy làm nhân viên kỹ thuật thì thật tốt, làm quản lý là một sự thất bại.

Mọi người đều rất nhàn nhã, Diệp Mạn cũng không biết phải làm gì, dù sao đối với cô cũng đã ba mươi năm rồi, có nhiều chi tiết cô cũng không còn nhớ rõ.

Không có việc gì làm, Diệp Mạn cầm tờ báo về những đồng chí nữ, vừa nghe mọi người tán gẫu, vừa xem những chính sách thay đổi trên báo.

Đang trò chuyện rôm rả, một người phụ nữ sành sỏi nói một cách bí hiểm: "Nghe chưa? Dây chuyền sản xuất tivi màu mà nhà máy mua từ nước ngoài với giá cao là hoàn toàn vô dụng."

"Thật không? Tôi nghe nói tiêu đến vài trăm vạn, nếu không thể dùng, vậy chẳng khác nào là bỏ tiền mua đống sắt vụng về hay sao?" Một người khác ngạc nhiên hỏi.

"Khó trách mấy ngày nay tôi thấy mặt giám đốc Lưu mặt xám mày tro, chắc chắn là bị cấp trên trách móc."

...

Kiếp trước sau khi Diệp Mạn kết hôn, cô cũng đã nhanh trí tự mở xưởng của riêng mình, vậy mà còn không biết chuyện này.

Tuy nhiên, cô nhớ rằng nhà máy Hồng Tinh TV đã đóng cửa sau khi mới hoạt động được vài năm, trở thành một trong những nhà máy phá sản đầu tiên trong huyện. Sở dĩ lý do khiến cô ấn tượng như vậy là Cốc Kiến Thành lúc đó rất tự cao, còn chế giễu cô là bám lấy ánh hào quang của nhà họ Cốc, còn nói bằng không thì cô nên nghỉ việc xuống uống gió Tây Bắc.

Điều buồn cười nhất là, chưa đến năm, nhà máy Hồng Tinh TV cũng đi vào vết xe đổ.

Đây là vận mệnh tương lai của nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Trên đường về, Diệp Mạn không ngừng suy nghĩ về những việc mình sẽ làm trong tương lai. Nhà xưởng Hồng Tinh là một con tàu lớn sắp chìm, một vị quân tử sẽ không ở dưới chân tường, chưa kể cô chỉ là công nhân tạm thời nên lương còn thấp và không bảo đảm, có thể cô sẽ là người bị đuổi việc đầu tiên.

Hiện tại hộ khẩu cũng đã làm xong, cô tranh thủ hôm nay đi chụp ảnh làm chứng minh thư. Ngoài tiền lương mấy năm qua, cô còn có chứng minh thư và một ít tiền để dành, cô có nên đến Thâm Quyến không?

Diệp Mạn có chút do dự, bởi vì cô nghe người dân địa phương ở Thâm Quyến kể rằng Thâm Quyến những năm 80 rất lạc hậu, khi khu đấy được khai phá và trên đà phát triển nhanh thì sinh ra không ít các thương nhân nhưng những người làm ăn phi pháp bị bắt cũng không ít.

Lúc này, luật pháp và trật tự rất tồi tệ, nhưng cô cũng chưa bị cuộc sống hành hạ đến mức không ra hình người, và cô đang ở độ tuổi trẻ đẹp như hoa. Một cô gái trẻ và xinh đẹp một mình vào Nam làm việc như thế rất dễ bị những kẻ phạm pháp nhắm tới.

Hơn nữa, cô biết rằng mười năm sau Thâm Quyến sẽ rất phát triển, nhưng hiện giờ nhiều ngành công nghiệp vẫn chưa phát triển, những người cô quen biết cũng chưa ở đây, những ưu thế ở kiếp trước cũng không thể phát huy được.

"Tam Ni, cháu đang nghĩ gì vậy? Mọi người đều tan làm rồi, sao cháu còn không về?" Quản lý Triệu phủi đôi tay đen sạm, lớn tiếng hỏi cô.

Diệp Mạn nhìn lên thì thấy nhân viên trong bộ phận bảo trì đã về gần hết, chỉ còn quản lý Triệu và học trò của ông đang thu dọn đồ đạc.

Liếc nhìn sắc trời ngoài cửa sổ, đã hơn bốn giờ, những người này tan làm cũng thật sớm, nhưng mà ở lại nhà máy cũng chỉ phát ngốc không làm việc.

Diệp Mạn cất tờ báo đi, gộp lại rồi hỏi: "Quản lý Triệu, cháu muốn làm phiền chú chút chuyện. Gần nhà máy của chúng ta có nhà nào cho thuê không ạ? Cháu đang muốn thuê nhà."

Quản lý Triệu nghe vậy thì khó hiểu ngẩng đầu nhìn cô: "Có, mà cháu thuê làm gì đấy?"

Diệp Mạn mím môi cười: "Chẳng phải em cháu nó sắp kết hôn sao? Trong nhà trụ không được, nên là cháu muốn dọn ra ngoài ở trước."

Tất nhiên đây chỉ là một cái cớ, nguyên nhân thực sự là làm lại thẻ căn cước mất khá nhiều thời gian, ít nhất là vài tháng, thậm chí một hai năm.

Không có thẻ căn cước, bây giờ Diệp Mạn không thể rời khỏi quê hương. Chờ sau khi mọi việc bại lộ, chắc chắn cô không thể ở nhà họ Diệp được nữa, cô phải tự tìm một nơi ở cho mình. Quản lý Triệu là một người nhiệt tình, trong nhà máy cũng bận rộn làm việc, sẽ không bàn tán chuyện riêng tư của người khác, chuyện này nhờ ông ấy giúp đỡ là thích hợp nhất. Hơn nữa Diệp Mạn cũng muốn kéo gần quan hệ với ông ấy.

Sau khi quản lý Triệu nghe xong lý do liền rất vui vẻ đồng ý: "Vậy chú về hỏi thím giúp cháu."

"Vậy thì cháu đành làm phiền quản lý Triệu và thím rồi, khi nào cháu dọn nhà xong, cháu sẽ mời mọi người ăn một bữa cơm." Diệp Mạn vui vẻ nói.

Quản lý Triệu ngửa mặt lên tiếng trách móc: "Ăn cơm gì chứ, tiền lương của cháu cũng có nhiều đâu, không tiêu thì tiết kiệm đi, sau này còn có chỗ tiêu tiền nữa!"

Tuy rằng bị ăn mắng, nhưng tâm trạng Diệp Mạn rất tốt, cô cười nói: "Cháu biết rồi, cảm ơn quản lý Triệu."

Cửa nhà máy mở ra hai bên.

Diệp Mạn về đến nhà họ Diệp đã hơn nửa tiếng sau, cô vừa vào cửa liền thấy Mao Xảo Vân trưng ra vẻ mặt của mẹ kế, như thể có ai đó mắc nợ bà.

Diệp Mạn liếc mắt, nhìn sang chỗ khác rồi vào phòng, cô vừa thu dọn đồ đạc, vừa nghĩ xem tương lai cô sẽ đi tiếp như nào.

Một lúc sau, Mao Xảo Vân đi tới, mở cửa, bất mãn nói: "Đã hơn năm giờ rồi, cha con chốc nữa sẽ tan làm, sao con còn không đi nấu cơm? Bữa sáng ăn xong bát đũa cũng không rửa, con gái gì mà lười chảy thây ra, sau này gả đến nhà chồng mà con lười như vậy, ai chịu cho nổi."

Thảo nào nãy giờ bà ta nhăn mặt là do mình không chịu làm việc.

Diệp Mạn không ngẩng đầu: "Để cho em trai làm. Con làm việc nhà nhiều năm như vậy, bây giờ đến lượt nó làm."

"Em con là đàn ông, đàn ông sao có thể mỗi ngày vào bếp!” Mao Xảo Vân cảm thấy rất không vui, nhưng bà ta vẫn còn trông cậy vào thân phận của Diệp Mạn, không dám cứng rắn như trước nữa, sau khi lẩm bẩm vài câu, rồi bà ta tự đi nấu cơm.

Diệp Mạn giả vờ như không nghe thấy.

Sau bữa tối, Diệp Mạn đang thu dọn sách vở trong phòng thì cửa phòng đột nhiên bị đẩy ra.

Mao Xảo Vân cầm phích nước đi vào, đóng cửa lại, cười nói với Diệp Mạn: "Tam Ni, chúng ta nói chuyện với nhà họ Cốc, sau đó giải quyết chuyện hôn nhân càng sớm càng tốt. Nhà họ Cốc rất hào phóng, nhà họ có một cái TV, như vậy sẽ không tốn tiền nữa, số tiền này dành dụm này có thể mua được cái tủ lạnh đấy, thật mừng quá."

Diệp Mạn nói có lệ: "Mừng quá."

"Vậy hôn sự định vào cuối tuần sau nhé!" Mao Xảo Vân vui vẻ nói.

Bà thực sự lo lắng, bởi sợ cô sẽ đổi ý. Diệp Mạn gật đầu: "Con không có ý kiến, mẹ khi nào thì chuẩn bị tiền cho con vậy?"

Hiện giờ cô chỉ có vài đồng, muốn thuê một căn nhà là không đủ.

Nói đến tiền, nụ cười trên mặt Mao Xảo Vân sụp xuống ngay lập tức, bà ấp úng nói nói: "Chà, Tam Ni à, nhà chúng ta có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu, chỉ dựa vào tiền lương của cha con phải nuôi bốn đứa con, mấy năm trước đã vay không ít tiền của, mấy năm nay con và Bảo Hoa lần lượt đi làm cũng dành dụm được chút tiền nên đem đi trả nợ rồi, gia đình ta thật sự không có tiền, con xem như này có được không, của hồi môn của nhà họ Cốc mẹ không lấy 1 phần nào, sau đó mẹ và cha con sẽ nghĩ cách, mượn bạn bè thân thiết một trăm tệ để cho con làm của hồi môn, được không? Tam Ni à, mẹ thực sự bất lực, con thông cảm cho mẹ."

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp