Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 865: Hội minh (2)


...

trướctiếp

Hoàng đế nhà Mạc Mạc Mậu Hiệp chỉ là đứa trẻ, thấy binh bại như núi đổ sợ hãi khóc lóc không thôi, thái hậu hỏi Ứng vương Mạc Đôn nên phải làm sao, Mạc Đôn nói chỉ còn cách lên phương bắc trới Trấn Nam Quan.
Trịnh Tùng xua quân đuổi tới cách Trấn Nam Quan mấy chục dặm thì không dám đuổi nữa, nếu không sẽ thành vật săn mất, đành ủ rũ về thành Thăng Long chuẩn bị tụ họp với đại quân.
Chiều ngày hôm sau về tới thành Thăng Long, Trịnh Tùng nghe nói Du Đại Du muốn mời mình ăn cơm, tắm rửa xong Trịnh Tùng bỏ chiến bào, mặc thường phục dẫn mấy chục vệ sĩ tới quân doanh Đại Minh phó yến.
Thị vệ trưởng của Du Đại Du nói đại soái đợi bên trong, Trịnh Tung không nghi gì tới thằng đại trướng, vệ sĩ của hắn tất nhiên có người đưa tới chỗ khác uống rượu.
Vào trong chẳng thấy tiệc đâu, cũng chẳng thấy Du Đại Du, chỉ thấy Tùng quân công Nguyễn Tùng em vợ Thiên cổ đế nghiêm nghị đứng đó.
- Sao ngươi lại ở đây?
Trịnh Tùng cảnh giác hỏi, vừa nói vừa lùi khỏi nơi quái quỷ này.
Nhưng đằng sau xuất hiện mẫy võ sĩ cầm đao, mặc trang phục thị vệ đại nội nhà Lê ...
Sử chép, Trịnh Tùng sau khi thay Trịnh Cối tự lập làm thái úy tả thừa tướng, sau khi lên thượng quốc công, quyền binh ngày càng lớn, ngày càng tỏ ra bất thần, thỉnh thoàng nói có ý thay triều đổi đại.
An Nam vương Lê Duy Bang lo lắm, mật mưu cùng đại thần diệt trừ, vì thế sau khi bắc phạt kết thúc, dụ vào quân doanh thiên triều, tuyên cáo mấy chục tội lớn , vỗ về quân tốt, triều cục từ đó ổn định ...
Lại nói về lần Thẩm Mặc diện kiến Lê Duy Bang, mang theo thái độ còn nước còn tát, hôm nay không nói, sau này không còn cơ hội nữa, sau khi gặp Thẩm Mặc, chưa nói được vài câu Lê Duy Bang khóc lóc nói mình bị quyền thần khinh hiếp, nguy trong sớm tối, vừa rồi trước mặt quần thần Trịnh Tùng nói, nếu như mang một chén rượu độc phát tác chậm tới trước mặt, đại vương dám cự tuyệt không?
Phải nói Lê Duy Bang cũng chẳng phải thứ tử tế, Trịnh Tùng tuy nói thế thật, nhưng ý là không thể cự tuyệt đại quân thiên triều ....
Có điều hiện quả không tệ, Thẩm Mặc đùng đùng nổi giận:
- Hạng loạn thần tặc tử này không thể giữ được.
Lê Duy Bang liền xin Đại Minh giúp đoạt lại quyền bính, khóc lóc nói:
- Chỉ cần thiên triều ra mặt giúp tiểu vương, tiểu vương nguyện dâng quốc thổ, khôi phục làm quận huyện.
Thẩm Mặc cảm thấy hoang đường, năm xưa chính Lê Lợi tổ tiên của Lê Duy Bang cầm quân tạo phản, ép Đại Minh lui binh, lập nên nhà Lê, giờ hậu nhân Lê Lợi lại muốn hiến quốc thổ cho Đại Minh khôi phục quận huyện, đoán chừng Lê Lợi phải tức giận đội mồ sống lại.
Có điều Thẩm Mặc sớm có ý ly gián quần thân nhà Lê, vì thế trả lời:
- Đại vương có tâm tư này, tin rằng bất kể là bách tính An Nam hay hoàng đế bệ hạ đều cảm thấy vui mừng. Nhưng chuyện này hạ quan không có quyền tự quyết ...
Lê Duy Bang sắp tuyệt vọng thì y đổi lời:
- Thế này vậy, đợi sau này hạ quan ban sư về triều, đại vương theo quân hạ quan cùng tới kinh, đích thân kiến nghị với hoàng đế bệ hạ.
- Vâng, vâng, xin nghe đại nhân an bài.
Lê Duy Bang vội hỏi:
- Vậy xin hỏi đại nhân, chúng ta làm sao trừ tên tặc tử kia.
- Hiện giờ nếu động thủ khó tránh ảnh hưởng tới sĩ khí, bất lợi đại cục bắc phạt.
Lê Duy Bang lo lắng hỏi:
- Nhưng một khi hắn đánh hạ Thăng Long, công lao càng lớn, há chẳng phải càng khó đụng vào hắn sao?
- Người thiên hạ không nhìn tình tiết, chỉ nhìn kết quả, nam triều thiếu chút nữa bị bắc triều diệt quốc, không ai để ý hắn đã phải nỗ lực thế nào. Giống thế, thiên hạ chỉ thấy thiên binh tới, nam triều mới thu phục được đất đã mất, Trịnh Tùng chỉ có thể tính là cáo mượn oai hùm thôi ...
Thẩm Mặc trầm tư một lúc rồi nói:
- Tới khi ấy bắc phạt thắng lợi, cũng là lúc hắn thả lỏng nhất, ta bảo Du Đại Du thiết yến trong quân doanh, đại vương phái tâm phúc tuyên chỉ, Trịnh Tùng nếu nghe thì bỏ qua, nếu dám kháng chỉ thì bắt lấy, sau đó đem tội của hắn công bố ra toàn quân.
Lê Duy Bang bao năm qua tính hết mưu kế, nhưng chưa bao giờ nghĩ tới cách thô bạo như vậy, bất giác sững người, không biết tiếp lời ra sao.
Thẩm Mặc giải thích:
- Họ Trịnh gây dựng thế lực bao năm, đại vương nếu muốn từng bước đoạt quyền là không được, vì nếu có chút dị động gì, ắt sẽ cá chết lưới rách ngay, cục diện khó thu thập. Không bằng thừa lúc hắn không phòng bị bắt lấy, sau đó thong thả xử lý là được.
- Nếu quân đội không nghe ước thúc thì sao?
- Hạ quan nghe nói Triết Tĩnh công có hai vị công tử, vậy vì sao quyển lực lại rơi lên người Trịnh Kiểm là con rể?
Triết Tĩnh công là Nguyễn Cam, là vị kiến lập nhà hậu Lê, đưa Lê Trang Tông lên ngôi.
- Chuyện này à ?
Lê Duy Bang nói nhỏ:
- Khi ấy Trịnh Kiểm theo bên Triết Tĩnh công nhiều năm, quyền lực rất lớn, mà hai nhi tử của Triết Tĩnh công lại quá trẻ, đấu không nổi ông ta.
- Hai vị công tử của Triết Tĩnh công còn không?
Thẩm Mặc hỏi:
- Thứ tử Nguyễn Hoàng vẫn còn sống.
- Quan hệ với họ Trịnh ra sao?
- Đương nhiên không tốt, nhưng họ Trịnh thế lớn, nên phải cẩn thận ứng phó, nghe nói họ Trịnh ám sát ông ta nhiều lần, nhưng ông ta đều tránh được.
- Vậy để ông ta tới tuyên chỉ đi.
Thẩm Mặc trầm giọng nói.
Vì thế khi Nguyễn Tùng tuyên bố vương lệnh với Trịnh Tùng, Nguyễn Hoàng cũng xuất hiện trong quân doanh, tuyên bố hai đạo thánh chỉ , một trọng thưởng quan binh và người nhà ở hậu phương. Tiếp đó là đạo thứ hai, tuyên bố mười tội nhà họ Trịnh, trong đó có tội "độc sát Triết Tĩnh công", cùng với "mưu sát trưởng tử của Triết Tĩnh công".
Quan binh nhà Lê còn chưa tỉnh lại từ vui mừng thắng lợi thì nghe tin dữ, khó tin họ Trịnh lại hết đời như thế, cốt cán họ Trịnh không thể bó tay chịu trói, bắt lấy Nguyễn Hoàng, yêu cầu thả Trịnh Tùng. Mặc dù ý chỉ nói "chỉ họ tội họ Trịnh, không nói người khác", nhưng đại bộ phận quan binh thói quen nghe lời họ Trịnh, nên không ai phản đối.
Quân Minh lúc này cảnh báo, ngang nhiên kháng lệnh là binh biến, nếu không lập tức giao kẻ cầm đầu, sẽ phụng lệnh An Nam vương tiêu diệt chúng.
Quân đội nhà Lê giờ mới ý thức được, đại vương khai đao với họ Trịnh là được quân đội thiên triều ủng hộ.
Khi đánh thành Thăng Long, quân Lê đã hao tổn hết tinh lực, không còn ý tái chiến nữa, liền giao người nhà họ Trịnh, phục tùng An Nam vương.
Trên đường áp giải Trịnh Tùng về Thanh Hóa, mấy chục chiếc thuyền từ Hồng Hà ra biển nam hạ, ai ngờ nửa đường gặp bão, thuyền chìm người chết, không một ai sống sót.
Nghe tin này Lê Duy Bang khóc lớn nói với đại thần:
- Cô vốn định gặp Trịnh công rồi trách măng một phen, sau đó miễn tội, sau này trị quốc sao thiếu Trịnh công được ...
Chúng thần biết là giả dối, nhưng hiện giờ Lê Duy Bang được Đại Minh chống lưng, ai dám nói gì.
Lúc này phía bắc truyền tin tức Mạc Mậu Hiệp và Mạc Đôn chạy tới biên cảnh, đầu hàng quân Minh, thống soái quân Minh Ân Chính Mậu tiếp nhận, đồng thời yêu cầu họ giúp tiêu diệt Vi Ngân Báo.
Vi Ngân Báo hai mặt thụ địch, lại mất tiếp tế, cuối cùng một tháng sau bị thủ hạ giết chết, nộp đầu xing hàng.
Phản loạn Vi Ngân Báo kéo dài hơn mươi năm cuối cùng đã bị dập tắt.
Nhưng thực sự làm bán đạo Trung Nam chấn động là quân Minh mất hai tháng đánh tan chính quyền nhà Mạc sắp thống nhất An Nam, các chư hầu tới An Nam khao quân, xin thiên triều tha thứ tội thất lễ trước kia.
Thẩm Mặc rất khách khí, phái sứ giả tới nói nhà Lê là quốc vương An Nam được thiên triều sắc phong, quân đội thiên triều có nghĩa vụ giúp đỡ khi bị xâm hại. Nhưng trước khi quốc vương thỉnh cầu, quyết không can thiệp vào nội chính, vì vậy mau các vị quốc vương tin tưởng, quân đội vương triều dùng để duy trì ổn định bản đáo, là hậu thuẫn có lợi nhất cho các vị ...
Sứ giả còn đưa ra lời mời Thẩm đốc sư tới các phiên vương đến Thanh Hóa tụ hội, một là trình bày quốc sách mới nhất của Đại Minh, hai là mong thông qua đại hội này hỏa giải mâu thuẫn giữa các quốc gia, kiến lập trập tự mới cho bán đảo Trung Nam v..v..v ...

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp