Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 787-5: Sứ giả tới (5)


...

trướctiếp

- Hai đại tiền trang là đối thủ cạnh tranh, nhưng đạo lý môi hở răng lạnh thì Hối Liên vẫn biết.
Thẩm Mặc bình thản nói:
- Không biết Nhật Thăng Long có yêu cầu gì?

- Đây chẳng phải việc ta cần bận tâm.
Thấy Thẩm Mặc thông tình đạt lý như thế, Dương Bác cười:
- Cứ để bọn họ đàm phán đi, dù sao cách kinh sát một khoảng thời gian nữa, tin rằng bọn họ có thể đạt thành hiệp nghị.

- Bác lão nói phải, còn điều kiện tiếp?

- Còn cả ...
Dương Bác ngẫm nghĩ, kỳ thực ông ta có hai điều kiện nữa, là mở chợ thông thương với phương bắc, hai là cho Tấn thương tham dự mậu dịch trên biển.

Cái đầu, với sức ảnh hưởng của bọn họ trên triều đường và tấn thương còn chưa thể làm được, Thẩm Mặc chỉ dựa vào chút chiến công nho nhỏ, có giúp được không chưa biết.

Cái thứ hai thì khác, Thẩm Mặc là người khởi xướng thị bạc ti, người bảo hộ công thương nghiệp đông nam, người lập nên thủy sư Đại Minh, bất kể là sản xuẩt, vận chuyển hay tiêu thụ đều có sức ảnh hưởng không gì sánh bằng.

Đừng trách Dương Bác suy tính toàn liên quan tới tiền, vì trong mắt ông ta, Thẩm Mặc trừ hô phong hoán vũ ở phương diện kinh tế ra, thì các phương diện khác như nhân sự, quân sự, còn chưa đủ tư cách mặc cả với ông ta.

Khi Dương Bác nói ra suy nghĩ của mình, Thẩm Mặc lộ vẻ khó xử:
- Chuyện này có chút ép buộc, chúng ta làm quan cũng chẳng nhúng tay được vào công thương nghiệp, đánh tiếng thì không có vấn đề, nhưng hiệu quả ra sao thì chưa rõ.

Thấy y không đồng ý ngay, Dương Bác lại thấy Thẩm Mặc đáng tin cậy, đồng cảm gật đầu:
- Đúng vậy, chúng ta và thương nhân chung quy là hai loại người khác nhau.
Nói thế chứ bảo ông ta nhượng bộ là không thể, khó khăn lắm mới chiếm cứ được thế chủ động, phải xẻo Thẩm Mặc một miếng thịt lớn.

Nói thêm mấy câu thấy Dương Bác chẳng động lòng, Thẩm Mặc cắn răng nói:
- Thứ khác tại hạ không dám chắc, chỉ có một việc có thể làm chủ, binh bộ không phải luôn muốn đuổi đám cướp biển chiêu an ra khỏi thủy sư sao? Tại hạ cho các vị toại nguyện.

Dương Bác cảm thấy khó tin:
- Thẩm các lão đồng ý đưa đám Từ Hải ra khỏi thủy sư?

- Không đồng ý thì sao?
Thẩm Mặc thở dài:
- Bọn họ đã bị chèn ép khó chịu lắm rồi, chẳng bằng ai đi đường nấy, mọi người đều được giải thoát.

- Rất có khí độ.
Dương Bác tán thưởng, trong lòng hoài nghĩ, đồng ý thế này đơn giản quá nhỉ.

Thẩm Mặc xua tay:
- Chuyện này không đơn giản như thế, đám người đó toàn là cướp biển, nếu xử lý không khéo từ nay biển khơi không yên bình nữa, chẳng ai có thể làm ăn được.

- Đúng vậy, điều này ta đảm bảo sẽ nghe các lão, các lão có ý gì không?
Thầm nghĩ :" Vậy mới đúng chứ."

Thẩm Mặc hạ thấp giọng xuống:
- Bác lão biết chuyện sứ giả Lữ Tống không?

- Biết, ta còn biết bọn họ đại biệu cho quốc vương Lữ Tống tới cầu viện.

- Lễ bộ áp xuống không báo lên trên, nhưng nội các đã thảo luận mấy lần rồi, chưa quyết định được, nên không công khai.
Thẩm Mặc không hề thấy bất ngờ.

Dương Bác tán đồng, chuyện này thật khó giải quyết, đồng ý thì triều đình chẳng có sức đâu mà ôm thêm gánh nặng này, nhưng không đồng ý thì mặt mũi thiên triều thượng quốc để vào đâu.

- Ý tứ của nội các là rắc rối của ai thì người đó tự giải quyết, cho nên tại hạ phải nghĩ cách. Không giấu gì Bác lão, trong lòng tại hạ có một suy nghĩ, nhưng lễ bộ không định đoạt được.

- Các lão muốn để Từ Hải đi chi viện cho Lữ Tống?
Dương Bác hỏi nhỏ.

Thẩm Mặc không nói "đúng" ngay mà tiếp lời ông ta:
- Bảo bọn họ không lấy thân phận quân đội mà lấy danh nghĩa quân chí nguyện đi giúp Lữ Tống, chỉ cần hứa quan cao lộc lớn, tin chắc bọn họ sẽ đồng ý.

Dương Bác im lặng, thầm nghĩ :" Người trẻ tuổi này thật tàn nhẫn, muốn Từ Hải đi liều mạng với người Tây Ban Nha, nếu thua coi như là xong, nếu thắng thì nguyên khí tổn thương, không còn tư cách mặc cả với triều đình nữa."

Có điều kẻ hiền từ chẳng nắm được binh, Dương Bác chẳng lương thiện gì, dù sao đâu phải hi sinh người của mình, cần gì lo cho kẻ khác? Liền gật đầu:
- Được, cần ta phối hợp thế nào.

- Chuyện này chỉ có thể do Bác lão đề xuất.
Thẩm Mặc mặt lạnh tanh:
- Tại hạ tiếng nói thiếu trọng lượng, chỉ có thể ở bên hò hét hỗ trợ.

- Được thôi.
Dương Bác thấy yêu cầu của mình đều được thỏa mãn, vui vẻ tặng ân tình cho Thẩm Mặc, dù sao chẳng phải là chuyện xấu, lại tăng thêm uy vọng của mình.

- Vậy xin chúc Bác lão thành công.

- Ha ha ha, mọi người cùng thành công.
Dương Bác cười không khép miệng lại được.

Hai người cùng cười thỏa mãn.

Ngày hôm sau lễ bộ dâng quốc thư của Lữ Tống lên, nội các còn đang do dự thì có thái giám đến nói, hoàng thượng muốn tiếp kiến sứ tiết.

- Hoàng thượng nghiện rồi.
Cao Củng bực bội:
- Còn tưởng rằng sứ tiết nào cũng đến tặng lễ à?
Chỉ có ông ta dám nói Long Khánh như thế.

- Nếu hoàng thượng muốn tiếp kiến thì không giấu được nữa.
Trương Cư Chính khẽ nói:
- Tại hạ cho rằng ngày mai nên công khai, tránh khỏi bị động.

- Đúng là thế.
Cao Củng vuốt râu:
- Có điều đám tiểu thanh niên trong triều chẳng thèm suy nghĩ nhiều, chắc chắn sẽ muốn triều đình xuất binh, chúng ta vẫn bị động.

- Để binh bộ, hộ bộ bày khó khăn ra, yêu cầu đánh trận sẽ ít hơn.
Quách Phác nói:

- Giang Nam thấy sao?
Thủ phụ đại nhân liếc nhìn Thẩm Mặc:

- Phác lão nói đúng.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Binh giả, quốc gia đại sự dã, muốn đánh là một chuyện, đánh thật lại là chuyện khác.

Thấy "phần tử hiếu chiến" cũng nói thế rồi, Từ Giai yên tâm, cho rằng chuyện thế là xong, liền không hỏi tới nữa.

Quả nhiên tin tức vừa công khai, tình thế ngả hẳn về một phía, yêu cầu giúp quốc vương Lữ Tống thu phục quốc thổ. Nhưng thực tế trong lòng mọi người chẳng ai tin lời này là thật.

Năm xưa quốc vương Mã Lạt Gia phái sứ giả tới cầu viện, Gia Tĩnh đang tuổi thiếu niên xốc nổi mà cũng chỉ hạ chiếu trách mắng người Phật Lãng Cơ, yêu cầu lui khỏi Mã Lục Giáp, hoàn toàn chẳng nghĩ tới việc xuất binh giúp thu phục quốc thổ.

Sự kiện này tổn thương sĩ khí, càng tổn thương nhân khí, khiến Đại Minh từ đó mất đi sức ảnh hưởng ở khu vực, nhưng quốc gia đi xuống, thực sự muốn giúp cũng chẳng được.

Tiếp theo đó hoàng đế tiếp kiến sứ giả Lữ Tống, nghe bọn họ kể chuyện "quỷ râu đỏ" cướp bóc đốt phá, Long Khánh đa sầu đa cảm rơi lệ thương xót, yêu cầu nội các nghĩ cách giúp quốc vương Lữ Tống tội nghiệp.

Nội các vâng dạ, vốn định kéo dài vài ngày hẵng tính, ai ngờ một người lên tiếng. Dương Bác vì thái độ với người Mông Cổ mà bị đóng dấu phái bảo thủ lại yêu cầu giúp Lữ Tống phục quốc, còn đưa ra một phương án khả thi.

Từ Giai và Cao Củng bất ngờ lắm, thầm nghĩ :" Lão già này sao đột nhiên tích cực như thế?" Nhưng bọn họ không dám xem nhẹ ý kiến của lão Dương, mà kinh sát sắp tới rồi, càng phải nể mặt ông ta. Liền quyết định thương lượng cùng ông ta, nhưng Dương Bác chẳng phải là nhân vật nhỏ gọi là phải tới, ông ta xưa nay không bước qua cửa nội các.

Từ Giai đành ủy thác Cao Củng đại biểu mình tới đàm phán với Dương Bác, Cao Củng đành gọi Thẩm Mặc theo. Gọi ai không gọi, lại gọi trúng Thẩm Mặc, thế là hay rồi, bị người ta nội ứng ngoại hợp dỗ cho , Cao Củng quay về cũng thành phái chủ chiến luôn, kiên quyết ủng hộ phương án của Dương Bác.

Từ Giai thấy toàn là kẻ chủ chiến, thẩm nhủ mình không thể để người ta ghét nữa, vả lại triều đình không mất gì còn cắt đi được cái nhọt độc, nhất cử lưỡng tiện.

Thù phủ đại nhân còn tưởng trên đời này có mỗi Đại Minh là to, còn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha chỉ là đảo quốc tí xíu kiểu như Lữ Tống, Mã Lạt Gia mà thôi ... Ở phương diện này ông ta còn thua xa Long Khánh.

Có điều loại ngu xuẩn này đẩy nhanh thời gian quyết sách, Từ Giai mau chóng đồng ý với Dương Bác, nhưng để ổn thỏa, ông ta còn xin chỉ thị hoàng đế, xem xem Long Khánh nói sao.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp